Nguồn: (Contractor et al., 2003)
Pe rf or m an ce
2.5. Mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo và hiệu quả kinh doanh
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế quốc tế cũng đồng quan điểm về hoạt động sáng tạo như là một nguồn lực chuyên môn và là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế (Saarenketo et al., 2008; Forsgren, 2002; Eriksson et al., 2000). Hoạt động sáng tạo được nhiều nhà nghiên cứu xem là một nhân tố quan trọng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh tốt hơn cả trong thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài (Ren et al., 2015).
Các nghiên cứu trước đây về hoạt động sáng tạo đưa ra kết luận rằng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ giúp cơng ty có thêm kinh nghiệm chun mơn đạt được theo những cách khác nhau để phát triển năng lực sáng tạo và năng lực cạnh tranh cốt lõi, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh (Griliches, 1979; Mansfield, 1984). Ví dụ như bằng việc phát triển nhiều quy trình hiệu quả hơn sẽ giúp giảm thiểu chi phí sản xuất và các loại chi phí phụ thu khác. Bằng việc tung ra nhiều sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm sẽ giúp gia tăng thị phần và doanh thu (Mansfield, 1968). Một doanh nghiệp cũng có thể gia tăng lợi nhuận của nó thơng qua việc cho thuê các bằng sáng chế mà công ty nắm giữ. Mặt khác, hoạt động R&D cũng có những ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả của hoạt động kinh doanh. Cohen & Levinthal (1990) kết luận rằng sáng tạo sẽ gia tăng năng lực của doanh nghiệp trong việc theo đuổi, sao chép và ứng dụng các nguồn kiến thức từ bên ngồi. Bên cạnh đó, họ cũng kết luận rằng các doanh nghiệp sáng tạo (innovative firms) cũng sẽ có những khác biệt rõ ràng với các doanh nghiệp không sáng tạo (non-innovative firms) (Wakelin, 2001) và hoạt động R&D sẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến kết quả của hoạt động kinh doanh (Kafouros, 2008). Các nhà nghiên cứu khác cũng bổ sung về tác động của các yếu tố như quy mô và phạm vi kinh doanh, trình độ chun mơn kỹ thuật và hiệu quả của quá trình quản trị sẽ giúp các doanh nghiệp lớn thu được lợi nhuận cao hơn từ hoạt động sáng tạo (Lichtenberg & Siegel, 1991; Cohen & Levinthal, 1990; Wang & Tsai, 2003). Tuy nhiên, cũng đã có một số nghiên cứu trước đây khẳng định rằng hoạt động sáng tạo, nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp đối thủ có thể sẽ nhanh chóng cân
bằng một vài, thậm chí là tồn bộ kết quả sáng tạo của chính doanh nghiệp đó (Porter, 1980; Chen & Miller, 1994), nên các hoạt động này có thể khơng mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn (Kafouros, 2005; Adams & Jaffe, 1996; Link, 1981). Nguyên nhân cho những kết quả khác biệt này bao gồm sự phức tạp về mặt kỹ thuật mà các doanh nghiệp ứng dụng trong ngành kinh doanh và do những kiến thức khoa học được sử dụng cho hoạt động sáng tạo là rất nhiều (Clark & Griliches, 1984).
Giả thuyết H2: Hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh
2.6. Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế và hiệu quả sáng tạo
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sáng tạo là hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp (Falvey et al., 2004; Pla-Barber & Alegre, 2007; Rodriguez & Rodriguez, 2005; Salomon & Shaver, 2005). Một cách tổng qt, có hai dịng nghiên cứu về mối quan hệ này. Dòng thứ nhất nghiên cứu về những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của hoạt động sáng tạo lên quá trình quốc tế hố hoạt động kinh doanh của công ty (Cassiman & Golovko, 2011; Basile, 2001) và kết luận rằng mối quan hệ này lại khác hỗn tạp, tuỳ từng ngành nghề khác nhau mối quan hệ này có thể là tích cực, tiêu cực hoặc không liên quan (Lachenmaier & Wo ̈ ßmann, 2006). Ví dụ như, nhiều nghiên cứu cho rằng hoạt động sáng tạo và kinh doanh quốc tế là hai phương thức kinh doanh hỗ trợ nhau để thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng (Ito & Lechevalier, 2010). Việc áp dụng một trong hai chiến lược tăng trưởng ở trên sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng chiến lược cịn lại (Golovko & Valentini, 2011). Hay nói một cách khác, hoạt động sáng tạo và kinh doanh quốc tế có tác động qua lại để tạo ra những khác biệt về mặt tăng trưởng cho doanh nghiệp, ví dụ như việc nhập khẩu các nguồn nguyên liệu dành cho hoạt động sáng tạo sẽ làm cho ảnh hưởng giữa hai hoạt động xuất khẩu với hoạt động sáng tạo giảm đi (Damijan et al., 2010). Một dòng nghiên cứu khác tìm hiểu về những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh quốc tế đến hiệu quả sáng tạo và đưa ra những bằng chứng cho thấy mối quan hệ này là tích cực và có ý nghĩa (Pla-Barber & Alegre, 2006; Cassiman & Golovko, 2011) dựa vào lý thuyết
Tổ chức học tập (organizational theory) về phân tích q trình học hỏi của doanh nghiệp thông qua hoạt động xuất khẩu để học được từ những mối quan hệ quốc tế, ứng dụng những thành tựu sản xuất mới và nhờ đó gia tăng hiệu quả sản xuất và kết quả kinh doanh (Garcı ́a et al., 2012; Love & Ganotakis, 2013; Salomon & Shaver, 2005; Salomon & Jin, 2008; Salomon & Jin, 2010). Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng được tin là giúp gia tăng nguồn kiến thức chuyên môn cho doanh nghiệp thông qua ba kênh chủ yếu: tương tác với đối thủ cạnh tranh nước