Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU (Trang 63 - 65)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho chogiáo viên

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách, chế độ, kinh phí cũng đóng vai trị quan trọng trong thực hiện hoạt động BDNL cho GVTH. Do đó, để làm tốt hoạt động này thì việc đáp ứng CSVC góp phần khơng nhỏ. Và bảng kết quả dưới đây sẽ cho ta nhìn thấy thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Cái Nước.

Bảng 2.17. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Yếu Trung

bình Khá Tốt

1

Có kế hoạch xây dựng, phát triển CSVC, trang thiết bị phục vụ việc BDNL cho GV

SL 00 43 81 26

% 00 28,5 54,2 17,3

2

Nhà trường thường xuyên mua sắm, bổ sung CSVC phục vụ cho việc BDNL cho GV

SL 00 62 58 30

% 00 41,1 38,9 20,0

3

Tổ chức bảo quản và khai thác sử dụng có hiệu quả các phương tiện phục vụ cho hoạt động BDNL cho GVMN

SL 00 30 80 40

% 00 20,0 53,3 26,7

4

Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí phục vụ cho việc BDNL cho

SL 15 37 60 38 % 10,1 24,7 40,0 25,2

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Yếu Trung

bình Khá Tốt

5

Quan tâm, tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp tập huấn, mời giảng viên ở các trường sư phạm về BDNL cho GV

SL 00 23 68 59

% 00 14,6 45,5 39,9

6

Có sự phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn trong việc BDNL cho GV

SL 22 52 44 32

% 14,6 34,8 29,3 21,3

Kết quả khảo sát cho thấy việc quan tâm, tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp tập huấn, mời giảng viên ở các trường sư phạm về bồi dưỡng cho GV được thực hiện tỷ lệ mức khá và tốt: 84,4%. Đây cũng là tín hiệu cho thấy các trường đã chú trọng trong nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng. Tuy nhiên, qua bảng 2.17, các điều kiện hỗ trợ khác cho việc quản lý hoạt động BDNL cho GV được đánh giá ở tỷ lệ thấp hơn. Cụ thể, việc lập kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động BDNL, mua sắm, bổ sung CSVC, trang thiết bị cũng như quản lý, sử dụng và khai thác sử dụng có hiệu quả các phương tiện, nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động BDNL cho GV với tỷ lệ trung bình và yếu từ 28,5% đến 41,1%. Riêng nội dung phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn trong việc BDNL cho GV thì được đánh giá thấp hơn với tỷ lệ thấp nhất (Yếu 14,6%; Trung bình 34,8%). Điều này thể hiện các cơ sở giáo dục trên địa bàn chưa có sự phối hợp cao trong hoạt động BDNL cho GV. Do đó, các CBQL cũng cần quan tâm hơn nữa đến các điều kiện hỗ trợ trên. Đặc biệt là công tác phối hợp giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn trong hoạt động BDNL cho GV. Vì khi CBQL thực hiện tốt biện pháp quản lý này sẽ giúp các cơ sở giáo dục tận dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có như cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng tại địa bàn, hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở giáo dục cịn có khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị hiện đại, về kinh phí mời giảng viên các trường sư phạm về thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho GV để nâng chất lượng cho hoạt động bồi dưỡng, đảm bảo sự đồng đều chất lượng giáo viên trong các cơ sở giáo dục trên cùng địa bàn.

2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)