9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học
Sáu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở huyện Cái Nước mà tác giả đã trình bày trên là những biện pháp chủ yếu, cơ bản ngồi ra cịn có các biện pháp cụ thể khác tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH chưa được đề cập trong luận văn này. Mỗi biện pháp có vị trí, vai trị và chức năng khác nhau, song có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, hỗ trợ nhau.
Muốn đạt hiệu quả cao khi triển khai thực hiện các biện pháp thì phải tiến hành một cách đồng bộ và thống nhất các giải pháp trên trong quá trình quản lý. Nếu chỉ thực hiện riêng lẻ từng biện pháp thì sẽ hạn chế hoặc khơng mang lại hiệu quả. Tuỳ thuộc từng giai đoạn và yêu cầu cụ thể mà vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt và phù hợp.
Cụ thể các biện pháp có mối quan hệ sau:
Để công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đạt hiệu quả, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức của CB,GV về năng lực dạy học. Biện pháp này giúp cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, giúp cho giáo viên nhận thức được việc tự học, phấn đấu nâng cao năng lực dạy học là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và công tác đối với mỗi giáo viên ở trường.
Để đạt mục đích nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH thì bên cạnh việc xác định được mục tiêu bồi dưỡng, việc cần làm đầu tiên trong công tác quản lý của các nhà quản lý là phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Kế hoạch đó phải được xây dựng một cách hệ thống, hồn thiện và trở thành chương trình hành động chung của các trường. Việc lập kế hoạch công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH sẽ giúp cho các nhà quản lý hoàn toàn chủ động và có bước
đi phù hợp trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH. Việc lập kế hoạch công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cũng tạo ra khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng một cách hợp lý, giúp các nhà quản lý thực hiện tốt chức năng kiểm tra.
Trong quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bồi dưỡng chính là lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GVTH phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế, đặc trưng của tỉnh. Có rất nhiều nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng khác nhau, nhưng với mỗi địa phương thì tuỳ theo đặc điểm về kinh tế - xã hội mà hiệu quả đạt được khác nhau. Do đó việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng phù hợp với tình hình, đặc trưng của tỉnh sẽ giúp cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH thu được hiệu quả tối ưu.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán sẽ góp phần tạo ra một đội ngũ giáo viên đầu đàn, vừa có trình độ cao về chuyên môn, vững vàng về năng lực dạy học và luôn đi đầu trong các hoạt động, vừa là những tấm gương, vừa là động lực, vừa là mục tiêu để động viên, khuyến khích, thúc đẩy các giáo viên khác tích cực phấn đấu học tập, bồi dưỡng, trau dồi kỹ năng góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ nâng cao năng lực dạy học cho GVTH.
Chất lượng của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH phụ thuộc rất nhiều về ý thức tự học, tự bồi dưỡng của GV. Do đó, hồn thiện chế độ động viên, khích lệ, tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên, làm cho giáo viên yên tâm công tác, cống hiến hết khả năng cho sự nghiệp giáo dục là việc làm có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển giáo dục.
Công tác quản lý, điều hành luôn song hành với công tác kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá năng lực dạy học của GVTH có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo viên. Thực hiện tốt biện pháp kiểm tra, đánh giá không những giúp đánh giá được thực chất năng lực dạy học của GVTH, mà qua đó cịn động viên khích lệ giáo viên nỗ lực vươn lên, giúp tìm ra những phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế yếu kém của đội ngũ. Đánh giá xếp loại đúng, chính xác, cơng bằng, khách quan đối với giáo viên sẽ động viên khích lệ tính tích cực và những mặt tốt để nâng cao ý thức, tinh thần và hiệu quả bồi dưỡng.
Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH cần phải chú ý vận dụng các giải pháp phù hợp với từng thời điểm cụ thể, với điều kiện địa phương và đơn vị thì hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực dạy học cho GVTH mới được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Cái Nước,