Kiểm tra sau khi cho vay.

Một phần của tài liệu Nhận dạng các rủi ro về tín dụng (Trang 32 - 34)

C. Nguyên nhân khác

PHẦN III : NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐỀ TÀ

3.3.4 Kiểm tra sau khi cho vay.

Công việc kiểm tra này được tiến hành từ khi ngân hàng phát tiền vay cho đến khi thu hết nợ. Nội dung kiểm tra chủ yếu là :

- Sau khi cho vay ra, trong một thời gian nhất định ( từ 5 đến 10 ngày ) cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng vốn vay trực tiếp tại trụ sở kinh doanh của khách hàng theo các nội dung đã thỏa thuận giữa khách hàng - ngân hàng đã được cam kết và ghi vào đơn xin vay và hợp đồng tín dụng vay tiền như mục đích sử dụng tiền vay, kết quả thực hiện

kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch vay vốn – trả nợ ngân hàng. Ngân hàng theo dõi các hợp đồng tín dụng còn dư nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ

đúng hạn.

- Theo định kỳ cán bộ tín dụng phải kiểm tra và phân tích nợ luân chuyển bình thường, nợ quá hạn và khó đòi để đề nghị các biện pháp xử lý thích hợp nhằm luôn đảm bảo sự lành mạnh hóa trong quan hệ tín dụng.

- Ngân hàng nên đặc biệt chú ý kiểm tra các bảo đảm tiền vay trong đó :

+ Đối với bảo đảm bằng tài sản, ngân hàng kiểm tra hiện trạng tài sản ( với những tài sản do người vay trực tiếp sử dụng, quản lý ) và đánh giá lại tài sản đảm bảo theo giá hiện hành, nếu thấy cần thiết yêu cầu khách hàng thực hiện bổ sung.

+ Đối với bảo đảm bằng bảo lãnh ngân hàng cần thu thập các thông tin có liên quan đến người bảo lãnh, đặc biệt là uy tín của họ, mặt khác kiểm tra tài sản đảm bảo của người bảo lãnh ( bảo lãnh bằng tài sản )

+ Đối với tài sản hình thành từ vay vốn ngân hàng : căn cứ vào số liệu kế toán của khách hàng và các tài liệu liên quan như : bảng kê vật tư hàng hóa mà ngân hàng kiểm tra đảm bảo nợ hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất.

Giá trị vật tư hàng hóa nhận làm đảm bảo tiền vay là những giá trị của các đối tượng vay vốn, sử dụng và luân chuyển được bình thường, thuộc quyền sở hữu của khách hàng hiện đang có trong kho, trên dây truyền sản xuất, vật tư hàng hóa đã trả tiền đang trên đường về, vật tư đã xuất ra bên ngoài thuê gia công chế biến, vật tư đã xuất kho cho bên mua nhung chưa thu được tiền đang còn trong thời hạn thanh toán trừ đi vật tư hàng hóa nhập kho nhưng chưa trả tiền, tiền nhận ứng trước của người mua, vốn tự có coi như vốn tự có và tự huy động, khấu hao tài sản cố định.

Giá trị vật tư hàng hóa, chi phí nhận làm đảm bảo nợ vay này được đối chiếu với tổng dư nợ ngân hàng. Nếu xảy ra tình trạng vật tư làm đảm bảo nhỏ hơn số dư nợ ngân hàng ( đây là trường hợp thiếu đảm bảo ) thì ngân hàng sẽ xử lý hoặc thu hồi nợ thiếu đảm bảo

Nếu có tình hình giá trị vật tư làm đảm bảo lớn hơn số dư nợ ( đây là trường hợp thừa đảm bảo ) ngân hàng có thể xét cho vay thêm vốn theo yêu cầu của khách hàng nếu ngân hàng có nguồn vốn nhưng phải trong phạm vi đã thỏa thuận.

Một phần của tài liệu Nhận dạng các rủi ro về tín dụng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w