Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Nhận dạng các rủi ro về tín dụng (Trang 25 - 26)

Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người vay do vậy tạo nên niềm vui hay gây lên nỗi lo lắng cho người đi vay tiền. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, người vay hoạt động tốt do lợi nhuận thu được tương đối cao, nhưng giai đoạn khủng hoảng mà việc ảnh hưởng lên các cá nhân và các doanh nghiệp sản xuất lưu thông cũng như lên khả năng thanh toán các khoản nợ của họ ở mức khác nhau: Mức độ khủng hoảng càng cao, sức mua của người tiêu dùng càng giảm sút gây ra hiện tượng hàng hóa bán ra và lợi nhuận của doanh nghiệp lưu thông cũng giảm theo, đồng thời lượng tồn kho của các doanh nghiệp sản xuất vì thế mà tăng lên một cách miễn cưỡng gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của ho.

Lạm phát cũng ảnh hưởng bất lợi đến công việc kinh doanh: Giá cả nguyên vật liệu, năng lượng, lao động… tăng làm cho các cá nhân và doanh nghiệp khó khăn về tài chính dẫn tới nhu cầu về tài chính tăng. Và không giống như lợi tức, nợ không giảm trong các giai đoạn suy thoái. Nó cố định về số lượng, nợ không thay đổi tương ứng với sức mua của đồng tiền vì vậy đã trở nên gánh nặng đối với người đi vay, kết quả là khó có khả năng trả nợ được.

Thiểu phát cũng có ảnh hưởng bất lợi đến công việc kinh doanh : chỉ số tăng giá thấp hơn so với lãi suất cho vay làm cho các doanh nghiệp cầm chừng trong vay vốn phát triển sản xuất điều đó dẫn tới tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm, hoạt động ngân hàng chững lại, thâm hụt cán cân vãng lai, giá trị sản xuất công nghiệp, thu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản giảm, nền kinh tế trì trệ, các doanh nghiệp không có cơ hội để hoạt động

sản xuất kinh doanh thu nhiều lợi nhuận, trong khi đó vẫn phải duy trì các chi phí cố định và cuối cùng là không trả nợ được.

Một phần của tài liệu Nhận dạng các rủi ro về tín dụng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w