Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Nhận dạng các rủi ro về tín dụng (Trang 26 - 27)

Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho luật pháp được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và các ngành có liên quan.

Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự tác động của 3 yếu tố tạo thành môi trường pháp lý nói trên. Các yếu tố này có quan hệ đan xen và tác động đến hoạt động kinh doanh của các tổng hợp chứ không riêng rẽ, hay nói một cách khác chúng mang tính đồng bộ cao. Ví dụ : nếu thiếu yếu tố chấp hành pháp luật thì hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn trở nên một hành lang pháp lý vắng vẻ thuần túy không có tác dụng. Với điều kiện kinh tế xã hội nhất định có một hệ thống pháp luật tương ứng. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các yếu tố pháp lý phải rất rõ ràng và chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đi theo một quỹ đạo nhất định nhằm hạn chế rủi ro.

Cùng với môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường cho vay của các ngân hàng thương mại. Môi trường cho vay có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, có thể hạn chế hay làm tăng thêm rủi ro đối với hoạt động kinh doanh tín dụng NHTM Qua phân tích trên cho ta thấy ngân hàng – trong sự phát triển nội tại của mình, trong các mối quan hệ với ngân hàng khác, trong quan hệ với khách hàng cho dù đóng vai trò là chủ nợ hay người nhận nợ thì đều bị chi phối, điều tiết của cơ chế thị trường.

2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

A. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng không hợp lý, thể lệ cho vay có những sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

- Cán bộ ngân hàng không chấp hành đúng quy định cho vay như : không thẩm định đầy đủ chính xác về khách hàng trước khi cho vay, cho vay không có dự án khả thi,

cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực.

- Quá chú trọng về lợi tức, đặt mong ước về lợi tức cao hơn các khoản cho vay lành mạnh.

Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh, như thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn ….

B. Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Người vay vốn gặp phải những bất trắc trong kinh doanh như: sự biến động về thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ.

- Người vay sử dụng vốn sai mục đích và không có hiệu quả.

- Người vay vốn lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do yếu tố khách quan hoặc chủ quan, dẫn đến thiếu hoặc không có khả năng thanh toán.

- Người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ : chết, mất tích, hoặc cố ý chây ì không trả nợ…

- Các tài sản đảm bảo tín dụng bị mất, giảm giá, khó phát mại hoặc không tương đương với mức vốn thu hồi.

Một phần của tài liệu Nhận dạng các rủi ro về tín dụng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w