II. Tiềm năng dầu khí các bể của Việt Nam
Bể Sông Hồng
Bể Sông Hồng phân bố ở vịnh Bắc Bộ và một phần biển miền Trung, với diện tích khoảng 100.000km2 gồm 20 lô (từ lô 101 đến 121). Phần Tây Bắc của bể thuộc đồng bằng Sông Hồng đợc gọi là trũng Hà Nội. ở bể sông Hồng cha phát hiện mỏ dầu khí có giá trị thơng mại Tại đây, từ năm 1969 đến 1984, Liên đồn 36 (Cơng ty Dầu khí) đã khoan thăm dò trên 15 cấu tạo, phát hiện đợc mỏ khí nhỏ Tiền Hải "C" trong trầm tích Mioxen trên. Từ năm 1988 đến nay, đã ký 10 hợp đồng PSC trong đó có 1 hợp đồng ở đất liền (trũng Hà Nội). Tổng số giếng khoan thăm dị đã khoan trên 40 giếng trong đó 10 giếng phát hiện khí, 1 giếng phát hiện dầu trong móng trớc Kainozoi.
Với các tài liệu có cho thấy bể Sơng Hồng là 1 bể rift đợc lấp đầy bởi trầm tích Kainozoi với bề dày ở Trung tâm bể đạt trên 10km bao gồm các thành tạo lục nguyên, đôi chỗ chứa than có tuổi từ Eoxen đến Đệ Tứ, ngồi ra ở phía Nam cịn có các thành tạo cacbonat tuổi Mioxen. Đây là bể trầm tích có nhiều và đầy đủ nhất các dạng play (tầng chứa sản phẩm) từ móng phong hóa nứt nẻ đến Plioxen. Trong số các play đợc phân ra ở đây các Play 2a, 2b và 2d là cha đợc xác nhận chứa dầu khí. Các tầng đá mẹ đã đợc phát hiện trong Mioxen trung và Oligoxen có hàm lợng vật chất hữu cơ từ nghèo đến trung bình, chủ yếu thuộc kerogen loại III nên tiềm năng sinh khí là chủ yếu.
Trữ lợng và tiềm năng thu hồi dự báo có thể từ 564-700
triệu m3 quy dầu (chủ yếu là khí) chiếm khoảng 16% tổng
tiềm năng dầu khí Việt Nam. Trong đó tập trung chủ yếu ở cát kết Mioxen và carbonate (84%). Tiềm năng dự báo của play cha đợc xác định chiếm 12% tiềm năng của bể. Trữ lợng đã phát hiện khoảng 290 tỷ m3 khí, trong đó chủ yếu là khí có hàm l-
ợng CO2, cao (60-90%) chiếm 30-35% tổng tiềm năng của bể (phụ lục 3a, 3b). Mỏ khí Tiền Hải "C" đợc phát hiện đầu năm 1975 và đã đa vào khai thác từ năm 1981 cho đến nay đã khai thác trên 500 triệu m3 khí phục vụ cơng nghiệp địa phơng tỉnh Thái Bình (Phụ lục 3.1).