Những vấn đề tồn tại/ những rào cản của EVN

Một phần của tài liệu Chuong 1, 2, 3, 4, 5_Luan van đại học bách khoa hn (Trang 28 - 30)

d. Cổ phần hoá:

3.1.3Những vấn đề tồn tại/ những rào cản của EVN

Sau hơn 1 thập kỷ nhu cầu điện tăng cao, ngành điện Việt Nam hiện đang bước vào một giai đoạn nhiều khó khăn với hàng loạt những thử thách và vấn đề then chốt cần phải giải quyết ngay để có thể phát triển ổn định, đó là:

Cơng suất dự phịng thấp đến báo động – Hiện tại, phụ tải đỉnh hệ thống

khoảng 10791 MW, công suất lắp đặt khoảng 13389 MW tuy nhiên công suất khả dụng chỉ khoảng 12900 MW, nếu tính đến từng thời điểm trong năm cịn có sửa chữa các tổ máy thì cơng suất khả dụng thực cịn thấp hơn nữa. Vào mùa khô, công suất khả dụng thực chỉ khoảng gần 10900 MW. Dự phòng hệ thống ở mức quá thấp này không thể đảm bảo mức độ tin cậy và an toàn của hệ thống điện cũng như chất lượng cung cấp điện.

Nhu cầu sử dụng điện liên tục tăng mạnh và yêu cầu vốn khổng lồ – Nhu cầu về điện theo Qui hoạch điện 6 giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến 2025 được dự báo là tiếp tục tăng ở mức 17 - 22 %/năm. Tổng công suất các nguồn dự kiến sẽ đạt khoảng 23000 MW và 42000 MW vào các năm 2010 và 2015 tương ứng. Nói cách khác là trong 3 năm tới mỗi năm sẽ cần thêm khoảng 3000 MW công suất nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu dự báo cần thiết cho mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Trong giai đoạn 2006 -2010 riêng EVN phải đầu tư 25 nhà máy với tổng công suất khoảng 7220 MW, trong giai đoạn 5 năm tiếp theo EVN phải đầu tư xây dựng 22 nhà máy vớ tổng công suât 26000 MW, gấp 3.6 lần giai đoạn trước đó. EVN phải chịu áp lực lớn thu xếp nguồn vốn cho các dự án, bình quân mỗi năm khoảng 5 tỷ USD. Ngồi ra EVN cịn phải đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện truyền tải.

Sự thiếu hụt ngày càng lớn trong hoạt động cung cấp vốn cho phát triển ngành điện – Theo kế hoạch tổng thể đã được sửa đổi về Phát triển

ngành điện Việt Nam được Thủ tướng chính phủ duyệt vào 21/03/2003, Chính phủ chỉ có thể cung cấp xấp xỉ 70% vốn đầu tư cần thiết cho việc phát triển ngành điện. Trong giai đoạn từ 2003 đến 2010, cần có xấp xỉ 6 tỷ

đô la Mỹ vốn đầu tư từ các nguồn phi Chính phủ và đây sẽ là một thách thức rất lớn với EVN.

Khung pháp lý khơng rõ ràng – Ngành điện Việt Nam sẽ rất khó thu hút

các nhà đầu tư phi Chính phủ (trong nước và nước ngồi) đầu tư vào ngành điện Việt Nam nếu khơng có một khn khổ pháp lý và điều tiết rõ ràng để bảo vệ vốn đầu tư của họ và đảm bảo bù đắp tồn bộ chi phí và có một lợi nhuận hợp lý trên vốn đầu tư.

Thu hồi chi phí và nguồn thu nhập không đủ – Hiện nay mức giá điện

trung bình của ngành điện vẫn do chính phủ quy định, khoảng 5 US cents/kWh, thấp hơn chi phí cận biên dài hạn ước tính là 7 US cents/kWh. Ngành điện khơng thể đạt được và duy trì được khả năng tài chính nếu khơng có sự tăng giá phù hợp.

Mâu thuẫn giữa biểu giá thống nhất trên toàn quốc và cải cách trên cơ sở thị trường - Do mật độ khách hàng khác nhau, do sự pha trộn giữa các

khách hàng và do hồn cảnh địa lý, chi phí cung ứng điện tất yếu khác nhau giữa các khu vực khác nhau. EVN không thể tiến dần đến việc thành lập các công ty điện lực trách nhiệm hữu hạn cấp tỉnh và cấp huyện vì có biểu giá thống nhất trên toàn quốc. Sở dĩ như vậy là do cơng ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể đặt giá các dịch vụ điện năng do công ty cung cấp tại mức giá thống nhất trên toàn quốc mà khơng cần quan tâm đến chi phí cung cấp các dịch vụ. Đối với EVN, biểu giá thống nhất trên tồn quốc địi hỏi EVN phải trợ giá chéo giữa các khu vực (các công ty điện lực) thông qua hạch tốn giá điện bán bn nội bộ. Thực tiễn trợ giá chéo khơng khuyến khích các cơng ty điện lực cắt giảm các chi phí và nâng cao hiệu năng. Biểu giá điện bán lẻ thống nhất trên toàn quốc mâu thuẫn với cải cách kinh tế của Chính phủ và nguyên tắc định giá trên cơ sở chi phí.

3.2Sự cần thiết cải cách ngành điện, các rủi ro của quá trình: 3.2.1 Sự cần thiết cải cách ngành điện:

Cải cách ngành điện trở thành một nhu cầu cấp thiết nhằm giúp giải quyết tất cả các vấn đề tồn tại trên đây. Dựa trên tình hình hiện tại của ngành điện, cải cách cần tập trung vào các ưu tiên hàng đầu sau đây:

• Thiết lập một khuôn khổ pháp lý và điều tiết rõ ràng và lành mạnh nhằm thu hút đầu tư phi Chính phủ vào lĩnh vực phát điện, giúp làm giảm gánh nặng tài chính của Chính phủ trong việc đáp ứng nhu cầu điện đang tăng lên nhanh chóng.

• Tái cơ cấu EVN, đưa cạnh tranh vào lĩnh vực phát điện và xây dựng các quy định kinh tế cho các dịch vụ truyền tải và phân phối để nâng cao tính hiệu quả và tính chịu trách nhiệm của ngành điện.

• Thiết lập các quy định và tiêu chuẩn giá rõ ràng và minh bạch, phản ánh chi phí cung ứng dịch vụ nhằm nâng cao khả năng và sự vững mạnh về tài chính của ngành điện, và

• Từng bước loại bỏ biểu giá điện bán lẻ thống nhất trên tồn quốc bằng việc thực thi chính sách và cơ chế trợ giá phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển xã hội của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Chuong 1, 2, 3, 4, 5_Luan van đại học bách khoa hn (Trang 28 - 30)