Đánh giá hiệu quả kinh tế của các bên tham gia TTĐ:

Một phần của tài liệu Chuong 1, 2, 3, 4, 5_Luan van đại học bách khoa hn (Trang 46 - 47)

d. Cổ phần hoá:

4.5.1Đánh giá hiệu quả kinh tế của các bên tham gia TTĐ:

Đối với các ĐVPĐTT: Việc tham gia TTĐ của các đơn vị đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt hơn khi các đơn vị không tham gia TTĐ, hiệu quả kinh tế này được thể hiện qua các điểm sau:

- Công suất sẵn sàng của các NMĐ tăng lên thông qua các chỉ tiêu:

+) Thời gian sửa chữa rút ngắn;

+) Sản lượng của các NM nhiệt điện than đều tăng;

- Các nhà máy điện có động lực để giảm chi phí, và thực tế các NMĐ đều báo cáo họ đã giảm nhiều chi phí do được chủ động nhiều hơn trong công tác lập kế hoạch sản xuất và phân bổ các nguồn lực hợp

lý. Đây là một trong những động lực gia tăng lợi nhuận của nhà máy mặc dù phần lớn sản lượng điện sản xuất được thanh toán theo giá hợp đồng.

- Các ĐVPĐTT đều có doanh thu từ TTĐ cao hơn so với doanh thu được tính tốn trên cơ sở giá Hợp đồng mua bán điện đã được ký kết. - Các ĐVPĐTT đã có chiến lược chào giá phù hợp với tình hình thực tế của hệ thống, giá chào phản ánh được đúng cân bằng cung - cầu trên HT. Trong mùa khô năm 2007, do thiếu điện dẫn đến các ĐVPĐTT đều có giá chào rất cao, nhiều đơn vị chào với giá trần. Theo thống kê từ 03/01 - 30/06/2007, số giờ TTĐ đạt giá trần là 2531 giờ trên tổng số 3864 giờ vận hành (chiếm 65,5%). Nhưng từ tháng 5/2007 do nước về các hồ nhiều nên tỷ lệ số giờ đạt giá trần giảm chỉ là 50,54% (đặc biệt trong các ngày từ 20-23/5 và 27-31/5 khơng có giờ nào đạt giá trần), tháng 6 tỷ lệ đạt giá trần là 49,72% (các ngày từ 01- 03/06, từ 05-07/06, ngày 14/06 và 16/06 khơng có giờ nào đạt giá trần).

Đối với EVN : Việc thực hiện vận hành TTĐ đã mang lại một số kết quả với

EVN như sau:

- Hoạt động điều hành sản xuất của Tập đoàn về cơ bản vẫn tập trung và đảm bảo các lợi ích của Tập đồn trong mơi trường thị trường cạnh tranh có giới hạn.

- A0 đã xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vận hành TTĐ và vận hành hệ thống điện có tính chun nghiệp cao.

- Các bên tham gia TTĐ khác như CTMBĐ, các đơn vị cung cấp dịch vụ (EVNit và Công ty thông tin viễn thông điện lực), các ĐVPĐTT đã tích luỹ được một số kinh nghiệm tham gia và quản lý TTĐ.

- Bước đầu công khai giá biên hệ thống, giá thị trường giúp cho các nhà đầu tư, đơn vị quản lý có cái nhìn thực hơn về khâu phát điện. - Hệ thống cơ sở hạ tầng TTĐ được hình thành và bước đầu đáp ứng

được các yêu cầu cơ bản của TTPĐTĐ.

- Việc khai thác tăng sản lượng của các ĐVPĐTT (với giá cao nhất là giá trần của TTĐ) đã giúp EVN giảm được một phần sản lượng điện mua từ các nguồn đắt tiền (nhiệt điện chạy dầu, TBK chạy DO, ...). - Rút ra các bài học kinh nghiệm về thiết kế, qui định và quản lý vận

hành TTĐ, chuẩn bị cho các bước phát triển TTĐ sau này.

Một phần của tài liệu Chuong 1, 2, 3, 4, 5_Luan van đại học bách khoa hn (Trang 46 - 47)