Các rủi ro cải cách ngành điện:

Một phần của tài liệu Chuong 1, 2, 3, 4, 5_Luan van đại học bách khoa hn (Trang 30 - 36)

d. Cổ phần hoá:

3.2.2 Các rủi ro cải cách ngành điện:

Quá trình cải cách ngành điện cũng giống như bất kỳ chương trình kinh doanh nào đều có các rủi ro. Trong một TTĐ cạnh tranh, các thành phần tham gia vào thị trường (như các công ty phát điện) sẽ cố gắng đi tắt đón đầu và tối đa hố lợi nhuận. Một số thành phần tham gia thị trường có thể cố gắng thao túng thị trường và khiến giá cung ứng điện tăng mạnh. Các rủi ro tiềm tàng được tóm lược dưới đây:

Thiết kế thị trường tồi – Một trong các rủi ro là thiết kế thị trường, qui

định và luật lệ tồi (thường có yếu tố chính trị) dẫn đến sự tham gia và cạnh tranh trên thị trường không công bằng và khơng hồn tồn minh bạch. Rủi ro tiềm tàng này có thể được giảm thiểu bằng cách chấp nhận các qui trình có tính mở, minh bạch trong việc thiết lập các qui định và luật thị trường với sự tham gia tích cực của cơng chúng. Các bên liên quan của ngành điện, cho dù là thành viên tham gia thị trường sở hữu Nhà nước hoặc tư nhân nên được có các cơ hội cung cấp các số liệu và nhận xét. Việc cạnh tranh thị trường công bằng và hiệu quả tùy thuộc vào thiết kế thị trường cân bằng, khơng bị thao túng bởi bất kỳ nhóm ưu thế nào, các qui định và luật nên được thực thi và công bố hiệu lực một cách minh bạch bởi cơ quan điều tiết độc lập.

Giá điện tăng dần trong TTĐ giao ngay – Trong TTĐ giao ngay, các bên

tham gia thị trường quyết định giá điện. Nếu khơng có đủ điện cung ứng trên thị trường, qui định thị trường không được thiết kế để ngăn cản hành vi thống lĩnh thị trường, các luật lệ thị trường khơng được thiết kế thích hợp, hoặc giám sát thị trường đối với các hành vi phi cạnh tranh và các biện pháp giảm thiểu các hành vi này khơng có tác dụng, thị trường mua bán điện giao ngay có thể phải chứng kiến giá điện tăng lên rất nhanh. Điều này đã xảy ra tại thị trường mua bán điện giao ngay ở bang California (Mỹ) vào năm 2000 và 2001. Rủi ro này có thể được giảm thiểu thông qua các nguyên tắc thị trường hợp lý, các quy định thị trường và giám sát thị trường hiệu quả. Kinh nghiệm quốc tế của các TTĐ ở Vương quốc Anh, Úc, Niu Dilân, Xin-ga-po, Nam Mỹ và Bắc Mỹ chỉ ra rằng một TTĐ được thiết kế hợp lý có thể giảm đáng kể giá bán điện.

Rủi ro điều tiết – Trong ngành điện được tái cơ cấu, một cơ quan điều tiết

độc lập (Cục điều tiết điện lực-ERAV) giữ một vai trò sống còn trong việc đảm bảo vận hành TTĐ hiệu quả và công bằng. Nếu ERAV không thực thi

các luật lệ công bằng và minh bạch để thu hút đầu tư vào ngành điện và bảo vệ lợi ích khách hàng, các lợi ích của cải cách ngành điện có thể khơng trở thành hiện thực. Do vậy cần thiết lập một khn khổ điều tiết thích hợp và minh bạch.

Rủi ro thị trường tài chính – Một trong các điều kiện tiên quyết quan

trọng đối với việc thu hút đầu tư vào ngành điện Việt Nam là một thị trường tài chính mạnh và lành mạnh. Một cuộc khủng hoảng trong thị trường tài chính, như cuộc khủng hoảng tài chính 1997/1998 ở châu Á có thể làm sụp đổ thành công của cải cách ngành điện. Cũng cần lưu ý rằng ngành điện Việt Nam cạnh tranh với các ngành khác của Việt Nam cũng như ngành điện của các nước trong khu vực để thu hút đầu tư tư nhân. Nếu ngành điện Việt Nam khơng cải thiện và duy trì được sức cạnh tranh, sẽ khơng thể thu hút lượng đầu tư cần thiết vào ngành điện. Do vậy cần có các cải cách pháp lý, điều tiết và giá điện nhằm thu hút đầu tư tư nhân vào ngành điện.

Rủi ro tăng trưởng kinh tế – Chiến lược phát triển và cải cách ngành điện

dựa trên cơ sở dự báo về tốc độ tăng nhu cầu điện nhanh chóng, xấp xỉ 17% mỗi năm trong 10 năm tới. Nếu tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ tăng nhu cầu dự báo không trở thành hiện thực, các tài sản cố định được đầu tư (công suất phát, truyền tải và phân phối) sẽ không được sử dụng đúng mức. Do tỷ lệ doanh số bán điện (kWh) chia cho chi phí cố định thấp hơn mức dự báo, giá mỗi đơn vị điện (đồng / kWh) sẽ tăng vọt. Do vậy, EVN cần theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thường xuyên kế hoạch phát triển ngành điện cho tương ứng.

Rủi ro cung ứng nhiên liệu – Trong ngành điện Việt Nam, hơn 40% công

suất phát từ các NMĐ sử dụng nhiên liệu hố thạch (than, dầu, khí..). Chi phí nhiên liệu khoảng 60 đến 70% tổng chi phí vận hành phát điện hàng năm của EVN. Hiện tại, giá nhiên liệu (than, dầu và khí tự nhiên) bán cho các nhà máy điện của EVN do Chính phủ quy định. Hoạt động cải cách ngành điện có thể có tác động tiêu cực nếu giá nhiên liệu tăng đáng kể hoặc nếu xảy ra thiếu cung ứng nhiên liệu. Do vậy, Chính phủ cần tiến hành cải cách ngành nhiên liệu song song với cải cách ngành điện. Bởi vì như vậy sẽ có một cải cách ngành năng lượng đồng bộ và tồn diện để đạt được các lợi ích tổng thể về hiệu quả kinh tế, khả năng tài chính và phát triển xã hội cho đất nước.

3.3Các điều kiện tiên quyết cho cải cách ngành điện:

Các tiền đề chung này cho việc cải cách ngành điện cần phải đạt được trước khi thực hiện tái cơ cấu ngành điện là:

- Luật Điện lực 2004 đã được ban hành nhằm quy định khuôn khổ pháp lý tổng thể cho cải cách ngành điện.

- Cục điều tiết điện lực (cơ quan nhà nước) đã được thành lập nhằm thực thi các chức năng giám sát của Chính phủ.

- Một văn bản dưới luật được thành lập quy định về cơ cấu thị trường và cạnh tranh.

Một khn khổ điều tiết minh bạch

- ERAV cần có đủ nguồn lực, đội ngũ điều hành và nhân viên có trình độ để thực hiện các chức năng của cơ quan điều tiết;

- Các quy định điều tiết ngành điện công bằng, đồng bộ và minh bạch có hiệu lực thực thi.

Một Hệ thống Giá điện Hợp lý

- Thu hồi tổng thể từ giá bán điện đủ để trang trải tồn bộ chi phí, bao gồm một tỷ suất thu hồi đầu tư hợp lý.

- Đảm bảo hiệu lực thực thi của các tiêu chí, phương pháp luận và thủ tục minh bạch và công bằng cho việc phát triển và thông qua biểu giá điện. - Thiết lập các quy định về chuyển đổi giá bán lẻ thống nhất toàn quốc

sang giá dựa trên thị trường và dựa trên chi phí.

- Đảm bảo tính thực thi của chính sách và các cơ chế trợ giá cho người nghèo và khách hàng tiêu thụ điện ở nơng thơn.

3.4Lộ trình phát triển TTĐ Việt Nam:

Theo Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về lộ trình xây dựng và phát triển TTĐ lực tại Việt Nam. Lộ trình xây dựng và phát triển thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam được chia thành 03 cấp độ:

• Giai đoạn 1: (2005-2014): TTĐ một người mua (thị trường phát điện cạnh tranh), chia 2 giai đoạn: thí điểm và hồn chỉnh

+ Thí điểm (2005 – 2009): thị trường phát điện cạnh tranh giữa các NMĐ thuộc EVN. Các IPP tiếp tục bán điện cho EVN theo các PPA đã được ký kết.

+ Hoàn chỉnh (2009 – 2014): tất cả các đơn vị phát điện (IPP, EVN) tham gia TTĐ. các ĐVPĐ sẽ bán điện lên TTĐ thông qua các hợp đồng PPA và chào giá cạnh tranh trên thị trường giao ngay với tỷ lệ điện năng mua bán theo hai hình thức của từng đơn vị do Cục Điều tiết điện lực quy định.

• Giai đoạn 2: (2015-2022): TTĐ cạnh tranh bán bn, chia 2 giai đoạn: thí điểm và hồn chỉnh

• Giai đoạn 3: (từ sau 2022): TTĐ cạnh tranh bán lẻ, chia 2 giai đoạn: thí điểm và hồn chỉnh.

Hình 3.6 Lộ trình phát triển TTĐ Việt Nam 3.5Các điều kiện tiên quyết tiến tới TTĐ một người mua:

Các điều kiện tiên quyết chính để chuyển từ ngành điện hiện tại sang cơ cấu một người mua duy nhất là:

Cơ cấu thị trường

- Tái cơ cấu EVN thành một công ty mẹ với các công ty con phát điện được chuyển đổi từ các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện hiện có, cơng ty con mua duy nhất, công ty truyền tải quốc gia, cơ quan vận hành hệ thống và thị trường, các công ty phân phối và các đơn vị chi nhánh khác. • Năng lực của các Thành phần tham gia Thị trường

- Các đơn vị phát điện mới được thành lập, cơ quan mua duy nhất, công ty truyền tải, cơ quan vận hành hệ thống và thi trường, và các công ty phân phối đã được đào tạo và có năng lực quản lý thương mại đủ để đàm phán và tiến hành các hợp đồng thương mại.

2005 2009 2014 2016 2022 2024 GĐ1: Cạnh tranh phát điện (một người mua) GĐ2: Cạnh tranh bán buôn GĐ2: Cạnh tranh bán lẻ Thị trường phát điện thí điểm GĐ 1.1 GĐ 1.2 GĐ 2.1 GĐ 2.2 GĐ 3.1 GĐ 3.2 Thị trường phát điện hồn chỉnh Thị trường bán bn hồn chỉnh Thị trường bán bn thí điểm Thị trường bán lẻ hồn chỉnh Thị trường bán lẻ thí điểm

- Các đơn vị phát điện, cơ quan mua duy nhất, công ty truyền tải, cơ quan vận hành hệ thống và các cơng ty phân phối đã có khả năng quản lý kỹ thuật và tài chính và đều trong tình trạng tài chính tương đối tốt.

Thiết kế Thị trường

- Thiết lập và ban hành Luật đấu thầu và qui hoạch nguồn.

- Thiết lập ban hành các quy định vận hành thị trường một người mua. - Thiết lập và ban hành Luật Lưới điện.

Hệ thống Điện

- Hệ thống điều khiển và viễn thông phải được thiết lập đầy đủ cho các hoạt động của thị trường một người mua.

- Khơng có các hạn chế truyền tải lớn nào trong hệ thống. • Hệ thống Giá

- Biểu giá điện thống nhất hiện tại được tách thành các biểu giá phát điện, truyền tải và phân phối;

- Thiết lập các tiêu chí, phương pháp luận và thủ tục minh bạch cho việc xây dựng và phê duyệy biểu giá cho phát điện, truyền tải và phân phối trong thị trường một người mua duy nhất;

- Thiết lập chính sách và các cơ chế trợ giá cho người nghèo và khách hàng tiêu thụ điện ở nơng thơn.

Khn khổ Điều tiết

- ERAV có đủ năng lực thiết lập các luật và quy định thị trường, rà sốt và thơng qua các biểu giá điện được chia tách, giám sát hoạt động thị trường, thực thi các quy định và luật, giảm thiểu các hành vi phi cạnh tranh, và giải quyết các tranh chấp thị trường.

- Các quy định liên đới và phi cạnh tranh được thiết lập cho cơ quan mua duy nhất, cơ quan vận hành hệ thống và công ty truyền tải nhằm ngăn chặn các hành động không công bằng và phân biệt đối xử đối với các nhà máy phát điện không trực thuộc EVN.

- Các yêu cầu và thủ tục giấy phép cho hoạt động kinh doanh phát điện, truyền tải và phân phối cần được thiết lập.

Các điều kiện tiên quyết cho việc triển khai Thị trường một người mua giao ngay như sau:

Hệ thống điện

- Cơng suất phát điện đủ - kinh nghiệm quốc tế cho thấy thị trường giao ngay với 25% hoặc nhiều hơn lượng dư thừa công suất phát điện và cung

cấp đủ nhiên liệu với giá cả hợp lý sẽ có cơ hội thành cơng hơn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế và hạ giá thành cung ứng điện.

- Khơng có hạn chế truyền tải lớn - Các hạn chế truyền tải sẽ gây ra việc phải điều độ nhiều lượng điện đắt tiền hơn trong hệ thống và đẩy giá điện lên. Vì vậy, lý tưởng nhất là khơng có hạn chế truyền tải lớn nào trong hệ thống trước khi triển khai thị trường cạnh tranh giao ngay.

- Có đủ số lượng các đơn vị phát điện trong thị trường - Nhằm tạo thuận lợi cho cạnh tranh có hiệu quả và cơng bằng, cần phải có đủ số lượng các đơn vị phát điện trong thị trường để cạnh tranh với nhau. Theo kinh nghiệm thị trường cần phải có ít nhất 3 hoặc 4 đơn vị phát điện với quy mơ cơng suất phát điện tương đương và có đủ khả năng tài chính, và khơng có một cơng ty phát điện đơn lẻ nào có thể chi phối thị trường, ví dụ như chiếm hơn 25 % thị phần trong hệ thống điện.

Thiết kế TTĐ

- Các Quy định của Thị trường giao ngay được thiết lập và các đối tượng tham gia thị trường đã được đào tạo về các quy tắc và vận hành TTĐ mới.

- Luật Lưới điện được cập nhật cho các hoạt động Thị trường cạnh tranh Giao ngay.

- Các quy định và giá truyền tải có tính mở được thiết lập. • Các Quy định Thị trường

- Các quy định về theo dõi thị trường và phi cạnh tranh đối với Thị trường cạnh tranh giao ngay được thiết lập.

- Một cơ quan điều tiết độc lập sẵn sàng để giám sát hoạt động thị trường và giảm thiểu các hành vi phi cạnh tranh.

Hệ thống Quản lý Thị trường Giao ngay

- Các hệ thống phần cứng và phần mềm cho việc quản lý mua bán điện, xác định giá cân bằng, lập kế hoạch, đo đếm điện, lập hoá đơn, thanh toán và các hoạt động khác đã được nghiệm thu và sẵn sàng cho các hoạt động thị trường.

CHƯƠNG 4.

Một phần của tài liệu Chuong 1, 2, 3, 4, 5_Luan van đại học bách khoa hn (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w