Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 74)

6. Bố cục đề tài

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng VHNT tại các trường THCS huyện Chư

3.2.1. Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về xây dựng

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng VHNT tại các trƣờng THCS huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai

3.2.1. Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về xây dựng VHNT VHNT

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhận thức là khâu đầu tiên, quan trọng quyết định cho mọi hành động. Nhận thức đúng sẽ dấn tới hành động đúng và có kết quả. Bên cạnh đó nhận thức cịn mang tính cá nhân hóa cao, chính vì thế với một vấn đề mang tính tập thể cần sự thống nhất

của nhiều người thì rất cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc. Trong xây dựng VHNT, cán bộ quản lý cũng như là toàn bộ thành viên trong nhà trường cần nhận thức đúng, đủ và sâu sắc về mục đích, ý nghĩa cả hoạt động xây dựng VHNT. Đó là xây dựng VHNT là một hoạt động có ảnh hưởng lớn đến từng cá nhân nói riêng và hiệu quả đào tạo của nhà trường nói chung. Xây dựng VHNT hiện nay ở các nhà trường chuyên nghiệp đang cịn là vấn đề mang tính tự phát, mới mẻ, chưa thống nhất cho nên việc trang bị kiến thức và cách thức để tiến hành xây dựng VHNT cho giáo viên và học sinh là cần thiết. Khi đã nhận thức được đầy đủ mục đích ý nghĩa của cơng tác xây dựng VHNT thì tính trách nhiệm của các thành viên sẽ được nâng cao hơn.

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên và tồn thể học sinh hiểu rõ hơn nữa nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường THCS, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm của đội ngũ cán bộ, GV hướng tới sự chuẩn mực trong ứng xử, không vi phạm đạo đức nhà giáo.

VHNT phải được xây dựng trên nền tảng của sự thống nhất, đồn kết cao trong mọi thành viên. Chính vì thế biện pháp quản lý được đưa ra phải tác động đến toàn bộ cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh. Mỗi thành viên phải ý thức được rằng cá nhân là một thành tố tạo nên giá trị văn hóa của nhà trường. Xây dựng VHNT chính là xây dựng nên những chuẩn mực đạo đức trong đó bao gồm yếu tố về niềm tin, nhu cầu và đạo đức của cá nhân cũng như tập thể để hình thành nên một nét giá trị văn hóa đặc trưng của nhà trường. Từ đó mỗi cá nhân sẽ tự giác, thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng VHNT

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Nội dung:

Xây dựng VHNT khơng phải là cơng việc có thể thực hiện trong thời gian ngắn. Bởi lẽ các giá trị văn hóa muốn hình thành, tồn tại và phát triển phải có sự cơng nhận của các thành viên. Ý thức trách nhiệm và nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng VHNT là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Để làm thay đổi được nhận thức cũng như tăng cường tính trách nhiệm của các thành viên thì cần phải thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức, gắn trách nhiệm qua phân công công việc rõ ràng trong q trình tham gia vào cơng tác xây dựng VHNT. Để thực hiện biện pháp này, hiệu trưởng nhà trường cần triển khai những công việc sau:

Tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, Văn hóa ứng xử trong trường học; những yêu

cầu và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Cơng đồn Giáo dục Việt Nam về xây dựng Văn hóa ứng xử trong trường học.

Tuyên truyền về các biểu hiện cụ thể của văn hóa ứng xử trong nhà trường và xây dựng Văn hóa ứng xử trong nhà trường, giúp cán bộ, GV và HS định hình các cơng việc mình cần làm để cùng góp phần xây dựng Văn hóa ứng xử trong nhà trường.

Nêu rõ những yêu cầu về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của, cán bộ, nhà giáo, nhân viên và học sinh trong trường học.

Cách thức thực hiện:

Cán bộ quản lý nhà trường phải lập kế hoạch chi tiết về công tác bồi dưỡng ý thức và nâng cao nhận thức cho tất cả các lực lượng. Trong đó nhấn mạnh đến tính trách nhiệm của các thành viên thông qua bảng phân công nhiệm vụ rõ ràng. Trong một năm học, một khóa đào tạo lãnh đạo cũng như là các cán bộ quản lý ở các cấp phòng ban phải lập kế hoạch thực hiện các phong trào hoạt động, các lớp bồi dưỡng nhận thức về công tác xây dựng nhà trường, xây dựng nếp sống văn minh thanh lịch. Cán bộ quản lý nhà trường phải tận dụng được các hoạt động của Đoàn Thanh niên nhà trường để thực hiện các phong trào tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hoc sinh. Các hoạt động của học sinh trong nhà trường ln hướng đến tính giáo dục. Chính thơng qua những hoạt động này ý thức, nhận thức của thành viên trong nhà trường được nâng cao. Tính tự giác của các thành viên được hình thành qua mỗi hoạt động và cũng từ những hoạt động đó các thành viên kết nối gần nhau hơn để tạo nên một tập thể gắn kết, có tính trách nhiệm cao. Mỗi cá nhân thông qua các hoạt động tập thể được bồi đắp thêm ý thức cá nhân, tinh thần đoàn kết để rồi tự xây dựng kế hoạch, xác định nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu của bản thân. Khi các thành viên tự giác nỗ lực làm việc, chia sẻ trách nhiệm thì nhiệm vụ của cán bộ quản lý giảm bớt áp lực, có thêm động lực và chủ động hơn để thực hiện chức năng của mình.

Quán triệt và thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Lãnh đạo nhà trường và cán bộ quản lý các ban ngành, phòng ban kết hợp với Đảng ủy nhà trường xây dựng các Nghị quyết, Chỉ thị nhằm phát triển nhà trường và khẳng định được vai trò của hoạt động xây dựng VHNT. Hưởng ứng và tham gia các phong trào, hoạt động lớn của Ngành, của Chính quyền để qua những hoạt động đó cá nhân thấy được vai trò và ý nghĩa của các hoạt động. Mỗi cá nhân phải được quyền chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể, được quyền đóng góp ý kiến vào các quyết sách, kế hoạch của nhà trường theo từng cấp độ cho phép. Nhà trường phải phối kết hợp với các nhà trường cơ sở, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp cũng như là những cá nhân tiêu biểu để thực hiện chương trình giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vấn đề đạo đức nhà giáo là một vấn đề phải được quán triệt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện chư sê tỉnh gia lai trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)