6. Bố cục đề tài
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý xây dựng văn háo ứng xử tại các trường THCS huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai được đề xuất ở trên được thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ. Các biện pháp là một tập hợp các biện pháp trong hệ thống đa dạng, phức tạp mà mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện
riêng biệt tuy nhiên riêng biệt khơng có nghĩa là chúng tách biệt nhau, hay có ý nghĩa đơn lẻ bởi chúng cùng nằm trong một hệ thống nên tính độc lập ở đây chỉ là tương đối vì vậy giữa các biện pháp ln có mối quan hệ, tác động, hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp quản lý không thể tách rời từng biện pháp mà phải sử dụng chúng đồng bộ để sao cho mỗi biện pháp trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung
Trong các biện pháp, thì biện pháp 1“Nâng cao nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về xây dựng VHNT” là tiền đề, cơ sơ để thực hiện các biện pháp quản lý khác, bởi nhận thức đầy đủ, sâu sắc tạo động lực để thực hiện và duy trì hành vi. Biện pháp 5“Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho cán bộ, giáo viên trong các trường THCS” cần được thực hiện đồng thời với biện pháp 1 nhằm nâng cao hiệu quả lẫn nhau. Biện pháp 1 cũng là cơ sơ quan trọng để thực hiện Biện pháp 2 “Lập kế hoạch xây dựng VHNT tích hợp với kế hoạch giáo dục nhà trường”. Biện pháp 2 là cơ sơ để thực hiện Biện pháp 3 “Tổ chức xây dựng VHNT gắn liền với tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường”. Biện pháp 7 “Kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa trong nhà trường” giữ vai trị then chốt, đảm bảo cho việc thực hiện nghiêm chỉnh, có chất lượng các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường