9. Cấu trúc của đề tài
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích
3.2.3. Huy động các nguồn lực xây dựng môi trường cảnh quan, môi trường
học tập, môi trường giao tiếp thân thiện ở bậc tiểu học
- Mục tiêu biện pháp:
Đảm bảo cho học sinh có mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện và gần gũi với thực tế, với sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, phối hợp giữa các lực giáo dục thực hiện xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, phân loại và xử lý rác, uốn nắn hành vi gây gỗ, đánh nhau, phịng ngừa bạo lực học đường, tạo khơng gian hoạt động và sự tương tác tích cực giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
- Nội dung biện pháp:
Các nội dung thực hiện biện pháp này bao gồm:
Phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục thực hiện phân loại và xử lý rác trong trường lớp;
Tổ chức theo dõi, uốn nắn hành vi ứng xử, gây gỗ, đánh nhau, bắt nạt của học sinh;
Huy động các lực lượng tổ chức trang bị, bổ sung, thiết kế môi trường giáo dục phù hợp, thiết kế nhà vệ sinh mở đảm bảo xanh-sạch-đẹp- an toàn cho học sinh;
Tổ chức cuộc thi, câu lạc bộ tìm hiểu và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương vào các ngày lễ hội
- Cách thực hiện biện pháp:
Phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục thực hiện phân loại và xử lý rác trong trường lớp: Nhà trường tích cực trong việc tạo dựng các mối quan hệ, hợp tác với các
tổ chức, cơ quan chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh trong việc huy động sự hỗ trợ kinh phí trang bị đựng rác trong trường, thùng đựng rác trong mỗi lớp học. Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức tuyền truyền, triển khai nhiều hoạt động phân loại rác, tái chế rác thải hữu cơ vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khóa. Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa nhằm tun truyền phịng chống rác thải nhựa, đồng thời tổ chức các cuộc thi về tái chế rác thải nhựa tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Phát động phong trào kế hoạch xanh trong mổi lớp, phong trào sân trường, lớp học khơng có rác, vận động học sinh phân loại, bỏ rác đúng nơi quy định.
Tổ chức theo dõi, uốn nắn hành vi ứng xử, gây gỗ, đánh nhau, bắt nạt của học sinh: Nhà trường tham mưu với cơ quan chủ quản huy động nguồn lực trang bị camera
an ninh trong và ngoài lớp học nhằm theo dõi, phát hiện kịp thời những hành vị ứng xử giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh trong các hoạt động vui chơi,
học tập. Thành lập Ban phòng chống bạo lực học đường, xây dựng đường dây nóng, cơng khai số điện thoại của Ban phịng chống bạo lực học đường, tích cực phân cơng hướng dẫn đội ngũ giáo viên phối kết hợp với cha mẹ học sinh thu thập thông tin về hành vi, ứng xử, gây gỗ, đánh nhau, bắt nạt học sinh ngoài trường lớp đề ra giải pháp xử lý kịp thời.
Huy động các lực lượng giáo dục tổ chức trang bị, bổ sung, thiết kế môi trường giáo dục phù hợp, thiết kế nhà vệ sinh đảm bảo xanh-sạch-đẹp- an toàn cho học sinh:
Hiệu trưởng nhà trường tổ chức thu thập đánh giá tình trạng về cơ sở vật chất, không gian môi trường trong và ngoài lớp học, cũng như sự hứng thú về không gian, chất lượng nhà vệ sinh để đưa ra những dự trù, kế hoạch mua mới, thiết kế bổ sung đáp ứng mục tiêu an tồn, thốn mát, sinh động. Tổ chức trang trí, trang bị chậu cây xanh, hình vẽ theo chủ đề bảo vệ môi trường, tạo diện mạo mới, gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm giác thoải mái, an toàn cho học sinh tiểu học.
Tổ chức cuộc thi, câu lạc bộ tìm hiểu và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương vào các ngày lễ hội: Nhà trường thường xuyên tổ chức
các hoạt động ngoại khóa, đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự đến với các em học sinh. Các hoạt động, cuộc thi tập trung vào những chủ đề tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa, các sự kiện lịch sử diễn ra trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, trong đó các hoạt động đảm bảo yêu cầu vui, khỏe, bổ ích, an tồn, nâng cao tình thần yêu nước, tự hào về quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Đồng thời, tổ chức đánh giá, tổng kết khen thưởng cho các em đạt kết quả xuất sắc trong hội thi.
- Điều kiện thực hiện biện pháp:
Biên pháp là sự thống nhất trong các lực lượng, khả năng chỉ đạo của Hiệu trưởng, khả năng thực hiện tích cực của giáo viên trong q trình xác định tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị sử dụng trong các hoạt động, cũng như thiết kế, sắp xếp đồ dùng, cây xanh, trang ảnh, khẩu hiệu về bảo vệ môi trường phù hợp thông qua phối hợp với các lực lượng trong và ngồi nhà trường. Ngồi ra, cần có sự nhiệt tình, đồn kết, chia sẻ của đội ngũ giáo viên, sự đồng hành của cha học sinh, các tổ chức, cơ quan chính quyền, đồn thể trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.