Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường THPT trên địa bàn thành phố cà mau (Trang 68 - 71)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng

2.5.1. Điểm mạnh

Nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của các phong trào Đoàn TNCS HCM trong cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh khá tốt. Các phong trào Đoàn TNCS HCM trong các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu được tổ chức theo quy định, chủ trương chung của ngành Giáo dục và Đào tạo, hướng vào mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, đã góp phần hình thành niềm tin, đạo đức, nhân cách, trang bị các kĩ

năng cần thiết cho học sinh trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.

Đoàn TNCS HCM trong các nhà trường đã triển khai thực hiện khá tốt các hoạt động giáo dục theo kế hoạch và đem lại hiệu quả giáo dục nhất định trên một số lĩnh vực. Công tác tổ chức phong trào Đoàn và các biện pháp quản lí các phong trào đã đem lại những kết quả, hiệu quả nhất định. Đoàn TNCS HCM các trường đã chú ý đến các chức năng quản lí - lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và có biện pháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức các phong trào. Đã có nhiều đổi mới trong hoạt động phong trào. Đoàn trường đã phối hợp khá tốt với một số tổ chức, cá nhân tham gia vào các phong trào, thể hiện được vai trị của mình trong một số hoạt động của thanh niên học sinh trong và ngoài nhà trường.

2.5.2. Hạn chế

BCH Đoàn Thanh niên một số trường còn thiếu năng động trong tổ chức, thu hút đoàn viên tham gia các phong trào. Chưa kịp thời đổi mới phương thức hoạt động, đề xuất những biện pháp hoạt động phù hợp với tình hình và nguyện vọng của đoàn viên.

Một số cán bộ đồn cịn thiếu nhiệt tình, tư duy chậm đổi mới, tác phong, lề lối cơng tác cịn thiếu chiều sâu, kỹ năng công tác phong trào còn yếu, chưa nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, mong muốn của đoàn viên, học sinh.

Ý thức của một bộ phận học sinh còn yếu và thiếu, sự ảnh hưởng tiêu cực của môi trường xã hội đã tác động không nhỏ hạn chế hiệu quả của các phong trào Đồn.

Cơng tác tham mưu của Đoàn cơ sở cho cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo công tác Đồn cịn yếu; cơng tác phối hợp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ của Đoàn trường với một số đơn vị chức năng còn chưa thường xuyên.

Công tác phối hợp tổ chức các hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên ở các trường THPT chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tính kế hoạch; điều kiện cơ sở, vật chất phục vụ cho các hoạt động phong trào chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.

2.5.3. Nguyên nhân hạn chế

Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên các trường THPT về vai trị của các phong trào còn hạn chế. Phần đa thời gian dành cho hoạt động giảng dạy và học tập kiến thức phổ thông,

Công tác chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cho phong trào nói chung trong các nhà trường và phong trào Đồn TNCS HCM nói riêng chưa được đầu tư đúng mức. Việc nâng cao nhận thức về vai trò của các phong trào trong cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, chưa được quan tâm thường xuyên, liên tục và hiệu quả chưa cao.

Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh làm cán bộ Đoàn chưa được bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên những kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ tổ chức cơ bản trong tổ chức các phong trào Đồn một cách có kế hoạch và hệ thống.

Nội dung, hình thức, biện pháp quản lí chỉ đạo hoạt động phong trào trong các nhà trường cịn bất cập, chưa sát thực tế, ít được đổi mới.

Cơng tác xã hội hóa giáo dục là biện pháp - hình thức cần thiết hiện nay, phù hợp với loại hình hoạt động phong trào nói chung, nhưng chưa được các nhà quản lí quan tâm vận động để toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp GD. Nhà trường chưa phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội trong quản lý, tổ chức các phong trào Đoàn TNCS HCM, nhằm phát huy tiềm năng của từng lực lượng, tạo nên sự đồng bộ trong triển khai các phong trào Đoàn TNCS HCM.

Công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng chưa kích thích, thúc đẩy được các phong trào Đồn TNCS HCM. Các điều kiện về mơi trường, cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt động phong trào còn thiếu, chưa đảm bảo tổ chức tốt các phong trào, để có thể thu hút được số lượng lớn học sinh tự nguyện tham gia.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, với thực trạng như trên, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động phong trào Đồn TNCS HCM tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục hiện nay.

Tiểu kết Chƣơng 2

Qua nghiên cứu, điều tra khảo sát thực trạng hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên và thực trạng quản lý hoạt động này tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau cho thấy:

Về nhận thức của CBQL, GV và HS các trường THPT, đa số ý kiến cho rằng các phong trào Đồn TNCS HCM có vai trị quan trọng, góp phần tạo mơi trường sinh hoạt, học tập nhằm hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

Về thực trạng các phong trào và thực trạng quản lý các phong trào Đồn TNCS HCM tại các trường THPT, nhìn chung đã được tổ chức theo quy định, đang từng bước đổi mới nội dung, đa dạng hố hình thức tổ chức và có sự quan tâm, chỉ đạo của Chi uỷ, Ban Giám hiệu. Tuy nhiên công tác tổ chức các phong trào Đoàn TNCS HCM mới chủ yếu tập trung ở cấp Đoàn trường theo hướng chỉ đạo từ trên xuống; các phong trào phần nhiều hướng vào hoạt động bề nổi, chưa chú trọng chiều sâu.

Nguyên nhân hạn chế là do: Nhận thức về hoạt động phong trào của lực lượng cán bộ Đoàn, đội ngũ GV các trường chưa cao; năng lực của cán bộ phong trào cịn hạn chế; nội dung và hình thức hoạt động chậm đổi mới; thiếu các điều kiện hỗ trợ để tổ chức hiệu quả các phong trào; đầu tư cho hoạt động phong trào Đoàn chưa đúng mức.

Vậy, làm thế nào để các phong trào Đoàn TNCS HCM tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau đạt hiệu quả, cần có biện pháp quản lý các phong trào như thế nào? Đó là những vấn đề chúng tơi nghiên cứu và sẽ đưa ra trong đề tài này.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CỦA CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CÀ MAU

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường THPT trên địa bàn thành phố cà mau (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)