8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Theo điều 29 Luật Giáo dục 2019 về Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
“Giáo dục phổ thông nhằm phát triển tồn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
“Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thơng và có hiểu biết thơng thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Đoàn Thanh niên với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội của học sinh - sinh viên, do vậy nhiệm vụ trước tiên là đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục cho đồn viên thanh niên học sinh về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc; về truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của Đoàn Thanh niên; về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phổ biến, quán triệt các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết mới của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên,... đến từng đoàn viên, thanh niên trong tồn trường, từ đó góp phần rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức và nhân cách của người học sinh.
Bên cạnh đó, cơng tác đồn trong các trường TPHT cần trang bị cho học sinh những hiểu biết sâu sắc về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp học tập.
Đồn Thanh niên trong các trường THPT có vai trị to lớn trong việc tham mưu, phối hợp tổ chức các hoạt động học tập, xây dựng Đoàn trường vững mạnh, bảo đảm duy trì chế độ sinh hoạt của Đồn trường, các chi đoàn, tạo điều kiện cho đoàn viên
được bàn bạc thảo luận để đi đến thống nhất chương trình cơng tác của Đồn trường, tổ chức thực hiện chương trình rèn luyện đồn viên, từng bước nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng đội hình thanh niên bên cạnh giúp đỡ Đồn trường, các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng cơ bản trong ứng xử cho học sinh, từ đó giúp học sinh có những kĩ năng cơ bản trong học tập và định hướng nghề nghiệp.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp
Các biện pháp quản lý hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên của trường THPT được xây dựng phải xuất phát và phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự phát triển đoàn viên thanh niên, phát triển giáo dục trong thời điểm hội nhập hiện nay đồng thời phải xuất phát từ mục tiêu GD ĐT, đặc thù của các trường THPT, căn cứ vào chương trình đào tạo, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và những điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường, thực tế quá trình tổ chức các hoạt động qua đó, vừa đảm bảo thực hiện được mục tiêu xây dựng thế hệ thanh niên năng động, sáng tạo, hội nhập tốt vừa đảm bảo phát triển nhân cách cho học sinh trong nhà trường.
Các biện pháp quản lý hoạt động phong trào Đồn TNCS Hồ Chí Minh của trường THPT cần phải phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, của địa phương và đặc biệt phù hợp với các đối tượng học sinh của từng trường THPT. Bởi vậy, cần phải hiểu thấu đáo, đầy đủ, tránh cái nhìn sơ lược, cảm tính về tình hình, bối cảnh thực tế để từ đó xác định mục tiêu, phương pháp, qui trình quản lý và đề ra các biện pháp một cách hợp lý, có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, tránh xa vời so với thực tiễn quản lý hoạt động phong trào Đồn TNCS Hồ Chí Minh ở trường THPT. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp địi hỏi phải đánh giá, tổng kết thực tiễn và từ thực tế quản lý để đề xuất biện pháp. Có như vậy, các biện pháp quản lý hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau khi áp dụng mới có thể góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục thanh niên học sinh theo mục tiêu giáo dục hiện nay.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và kế thừa
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lí phong trào Đoàn TNCS HCM phải thống nhất, kế thừa, phát huy những thành quả đã đạt được, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, phát huy được sức mạnh tổng hợp, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu. Nói đến hệ thống là nói đến một tập hợp bao gồm nhiều yếu tố có liên quan với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Các biện pháp quản lí phong trào Đồn TNCS HCM là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố: kế hoạch hóa, tổ chức bộ máy, chỉ đạo hoạt động, kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng.... Các yếu tố này cùng vận động, tác động đến hoạt động phong trào trong một quá trình tổng thể với đa dạng các
mối liên hệ khác nhau. Để thực hiện hiệu quả từng biện pháp cần tính đến tác động ảnh hưởng qua lại của các biện pháp trong hệ thống. Tính hệ thống và kế thừa cịn nói lên mối quan hệ, sự tác động của các hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục, công cụ giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ tổ chức các phong trào, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tối đa vai trò của từng yếu tố để quản lí phong trào Đồn TNCS HCM có chất lượng.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với năng lực tổ chức, quản lí của cán bộ đoàn, phù hợp với khả năng của học sinh cũng như những điều kiện của nhà trường phục vụ cho các hoạt động PT Đoàn TNCS HCM.
Hoạt động của Đoàn trường là tồn bộ những hoạt động, những mặt cơng tác mà Đoàn trường tiến hành thực hiện nhằm giải quyết những yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị trường cũng như những yêu cầu của bản thân tổ chức đoàn và nhu cầu lợi ích chính đáng của đồn viên, thanh niên.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, song thực tế cho thấy chất lượng hoạt động phong trào của đoàn trường trên địa bàn Thành phố Cà Mau gian qua đã, đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định từ đó thiếu đi tính hấp dẫn và sự tham gia hưởng ứng của đoàn viên như: lực lượng đồn viên mỏng, phân tán và ln biến động; nội dung, sinh hoạt chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức sinh hoạt và hoạt động ít sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Để góp phần nâng cao tính khả thi hoạt động phong trào của đoàn trường, từ đó khơi dậy tinh thần xung kích, nhiệt huyết của thanh niên, gắn kết chia sẻ tình cảm, trách nhiệm trong đoàn viên khi tham gia tổ chức và các hoạt động phong trào, để nội dung sinh hoạt chi đoàn thiết thực, thực sự thu hút đoàn viên thanh niên, cần đề xuất các giải pháp phải bảo đảm tính khả thi như sau:
Thứ nhất: Cần tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt, hoạt động, chất lượng
đoàn viên, chất lượng cán bộ và khả năng thu hút, tập hợp, giáo dục đoàn viên, thanh niên, có như vậy mới tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ đoàn, đồng thời xây dựng được đội ngũ cán bộ đồn cấp cơ sở có đủ phẩm chất, năng lực lãnh đạo, đặc biệt là đội ngũ bí thư chi đồn.
Thứ hai: Kiên trì các giải pháp xây dựng chi đoàn mạnh; nâng cao chất lượng
hoạt động của các chi đoàn theo chủ đề; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động chi đoàn lớp, đoàn cơ sở theo hướng gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ thanh niên và giải quyết các vấn đề có liên quan đến kỹ năng sống, định hướng nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên chậm tiến
nhiệm vụ và đặc thù đơn vị trường học, địa phương, lựa chọn các nội dung phù hợp, thiết thực, coi trọng tính tự giác rèn luyện của đồn viên; thực hiện cơng tác kiểm tra, đánh giá hàng năm, có tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt, nghiên cứu nhân rộng những mơ hình hay, cách làm hiệu quả trong triển khai thực hiện; nghiên cứu lồng ghép các nội dung rèn luyện đồn viên với việc cụ thể hóa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện nhiệm vụ được giao của từng đoàn viên thanh niên.
Thứ tư: Triển khai thực hiện tốt cơng tác quy hoạch cán bộ Đồn trường; tham
mưu với cấp ủy Đảng và lãnh đạo điều kiện trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn, đặc biệt đối với các đối tượng trong quy hoạch các chức danh chủ chốt của Đoàn trường; tham mưu cho cấp ủy và lãnh đạo cơ chế, chính sách, phụ cấp đối với cán bộ Đồn kiêm nhiệm cấp cơ sở và chi đồn; tạo mơi trường thuận lợi để đồn viên tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện trở thành Đảng viên và để tạo nguồn cán bộ có năng lực, phẩm chất, đạo đức của hệ thống chính trị các cấp.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Biện pháp là cách thức, là con đường để tác động đến đối tượng. Trong giáo dục người ta thường quan niệm biện pháp là yếu tố hợp thành của phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp. Trong tình huống sư phạm cụ thể, phương pháp và biện pháp giáo dục có thể chuyển hố lẫn nhau.
Biện pháp giúp quản lý các hoạt động phong trào Đồn TNCS HCM chính là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản lý. Vì đối tượng quản lý phức tạp đòi hỏi những biện pháp quản lý rất đa dạng và linh hoạt. Các biện pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các biện pháp, các biện pháp này sẽ giúp cho các nhà quản lý thực hiện tốt hơn các phương pháp quản lý của mình mang lại hiệu quả tối ưu của bộ máy.
Việc xây dựng và thực hiện biện pháp quản lý phải đảm bảo cho quá trình tổ chức các hoạt động được diễn ra thường xun, có tính quy trình, tính hệ thống, đảm bảo tính đa dạng và phong phú của nội dung, hình thức tổ chức; xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tính chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh bên cạnh vai trò chủ đạo của nhà tổ chức.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phong trào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong trường THPT của hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong trường THPT
a. Ý nghĩa của biện pháp
Nhận thức đúng dẫn đến thái độ và hành vi đúng. Vì vậy, trong hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên, muốn đạt được chất lượng, hiệu quả chúng ta phải chú ý đến nhận thức của các lực lượng, các đối tượng tham gia phong trào. Như ở chương 2 đã nêu, nhận thức về hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong CBQL, GV, học sinh các trường THPT chưa đầy đủ, còn xem nhẹ vai trò của các phong trào, nhiều khi chỉ nghĩ đến hoạt động dạy học, dẫn đến việc tham gia phong trào Đồn mang tính hình thức. Đây là nguyên nhân dẫn đến thái độ, hành vi, kỹ năng hoạt động phong trào của học sinh chưa được tốt.
Như vậy, để tổ chức các phong trào Đoàn TNCS HCM đạt mục tiêu đề ra, trước hết phải nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí của hoạt động này và vai trò của CBQL, GV trong quản lí các phong trào Đồn. Đồng thời bằng nhiều hình thức khác nhau làm cho các tổ chức, cá nhân, lực lượng xã hội nhận thức đầy đủ về các hoạt động phong trào, học sinh ý thức được trách nhiệm của mình khi tham gia các phong trào Đoàn. Làm cho mọi lực lượng xã hội thông suốt, hiểu biết, quan tâm, phối hợp với nhà trường tổ chức các phong trào Đồn TNCS HCM là cơng việc địi hỏi sự vào cuộc của tập thể lãnh đạo nhà trường, cấp ủy Đảng trong nhà trường và toàn thể đội ngũ CBQL, GV.
b. Nội dung của biện pháp
Tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường và toàn xã hội Điều 11, 12, 52, 82, 84 Luật Giáo dục, Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/97 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động phong trào trong lĩnh vực giáo dục; quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
Để thực hiện hiệu quả cơng tác tun truyền, cần có sự chuẩn bị chu đáo trong việc lập kế hoạch chi tiết hoặc chương trình hành động, trong đó phải làm rõ:
- Xác định đối tượng tuyên truyền;
- Xây dựng nội dung tuyên truyền;
- Lựa chọn hình thức và thời điểm tuyên truyền;
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức hoạt động tuyên truyền; - Phân công trách nhiệm thực hiện.
Lãnh đạo trường cần tập hợp đầy đủ các văn bản liên quan đến việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan và đưa vào kế hoạch. Hàng năm cần đánh giá tình hình thực hiện, rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung những nội dung mới cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền.
Chi ủy các trường chủ trì, giao cho Đồn Thanh niên nhà trường phối hợp với các đơn vị, tổ chức trong trường triển khai truyền thông, tuyên truyền về các hoạt động phong trào thanh niên trong các trường THPT hướng đến thực hiện Nghị quyết Trung
ương 8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức chung về tầm quan trọng của hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong nhà trường.
Nhà trường cần truyền tải các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về hoạt động phong trào thanh niên trong các trường THPT tới cán bộ, GV trong trường. Việc truyền tải đầy đủ các nội dung này không chỉ giúp cho cán bộ, GV nắm được quan điểm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện mà còn nâng cao nhận thức chung cho đội ngũ về tầm quan trọng của hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong trường THPT, đồng thời tạo ra sự thống nhất trong hành động của đội ngũ trong triển khai các hoạt động phong trào.
Sẽ khó đạt được hiệu quả mong đợi trong tổ chức hoạt động phong trào Đồn Thanh niên của trường THPT nếu khơng quan tâm đúng mức đến việc nâng cao nhận thức của HS về hoạt động này. Phải nhìn nhận HS là chủ thể của các hoạt động phong trào, không phải là các đối tượng tham gia thụ động. Cần quan tâm đặc biệt đến đội ngũ cán sự lớp, cán sự Đoàn, bởi đây là những “đầu kéo” cho hoạt động phong trào.
Tổ chức học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dung chương trình hoạt động Đoàn TNCS