CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.4. Thanh Thảo, cuộc đời và thi phẩm
1.4.1. Vài nét về tác giả Thanh Thảo
Nhà thơ Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã vào chiến trường miền Nam làm báo và sáng tác văn học.
Thanh Thảo là cây bút đa năng, viết nhiều thể loại, nhưng sở trường vẫn là thơ, đặc biệt thành công với một số trường ca viết sau chiến tranh. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến.
Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.
Ông từng được nhận các giải thưởng như: Giải thưởng của Ban văn học Quốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 cho tập trường ca Những ngọn sóng
mặt trời.
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ năm
1979.
Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Hội Âm nhạc Việt Nam cho tập Trường
ca chân đất (2012).
Nhà thơ Thanh Thảo đã bước vào thi đàn Việt Nam từ những năm 70 của thế kỉ trước, từ bấy đến nay ông vẫn chung thủy với con đường của mình. Từ một nhà thơ chiến trường, vào thời bình ơng tiếp tục hịa mình vào dịng chảy của thơ ca đương đại. Do đó, tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo là một cách tiếpcận hiệu quả một trong những khuynh hướng thơ, cũng tức là thông qua một phong cách tiêu biểu để hình dung gương mặt của một giai đoạn thơ phát triển phong phú, phức tạp như hiện nay.
Thanh Thảo là nhà thơ có sức viết dồi dào cùng ý thức cách tân sâu sắc. Phong cách thơ ơng được định hình ngày càng rõ rệt qua hàng loạt những thể nghiệm mới mẻ ở đủ các khía cạnh của thơ ca, từ ngơn từ, giọng điệu đến thể loại, cấu trúc Thanh Thảo hiện vẫn đang tiếp tục làm thơ, thế giới thơ ông là một nguồn năng lượng chưa được khám phá trọn vẹn. Cùng với những thành phẩm và những ấp ủ nghệ thuật của mình, Thanh Thảo là một cá tính cần được nghiên cứu kĩ lưỡng, khơng chỉ vì những đóng góp ơng đem lại cho nền thơ Việt Nam, mà cịn bởi chính lối đi riêng ơng đã chọn cho thơ mình. Nghiên cứu thế giới thơ Thanh Thảo khơng là gì khác hơn việc tìm hiểu thấu đáo phong cách nghệ thuật của ông, những quan niệm nghệ thuật độc đáo mà trong những tiểu luận, phê bình, tản văn hay bài trả lời phỏng vấn ông chưa thể tỏ bày hết được. Đặc biệt, trong khi khám phá thơ Thanh Thảo như một tổng thể hoàn chỉnh, ta cũng đồng thời góp phần “giải mã” những giá trị của thơ ơng ở một góc nhìn bao quát, khách quan, từ những bài thơ đầu tiên cho đến những thi phẩm mới được công bố.
1.4.2. Thơ Thanh Thảo, vài nét dẫn nhập
Hành trình đến với thơ của Thanh Thảo là một quá trình biến đổi tinh vi và lâu dài. Thanh Thảo quan niệm: “Thơ là cái lặng lẽ của con hổ. Ngay con hổ cũng có lúc
giật mình vì một tiếng lá rụng. Thơ đi giữa can trường và hoảng hốt, đi giữa cái liều và nỗi sợ… Thơ là con dao găm “tôi ném vào khoảng trống” (Văn Cao) nhưng người
bị thương lại chính là tơi. Thơ là chữ nghĩa cũng không phải chữ nghĩa, là ý thức mà không phải ý thức, là vô thức mà không hẳn vô thức. Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ. Quan niệm này giúp Thanh Thảo vận hành tiến trình thơ ơng đến với khuynh hướng tượng trưng, siêu thực.
Nhà thơ đặc biệt hướng ngịi bút của mình về phía cuộc sống hiện đại để phát hiện, thể hiện trong thơ những ngổn ngang những điều mắt khơng muốn nhìn, tai khơng muốn nghe và “bụi bặm” ngập đầy trong cuộc sống với xu hướng trở về cái tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật. Khơng có gì mất đi hay bị lãng quên mà chìm dần, mờ đi, lan tỏa trong hiện tại với những ranh giới mờ ảo giữa thực và hư, giữa hiện tại và quá khứ, giữa tâm thức và tiềm thức. Thi nhân có ý thức cách tân về mặt ngơn ngữi tạo ra hàng loạt từ ngữ và câu thơ mới lạ có sức gợi cảm mạnh mẽ và ln tạo nghĩa, phái sinh cảm xúc…
Từ quan niệm thơ phản ánh hiện thực đến lối tư duy thơ hiện đại và mới mẻ đầy những khoảng trống, khoảng mờ, khoảng lặng và những đoạn bỏ ngõ lửng lơ. Thơ Thanh Thảo đầy những ảo giác, những vùng khuất vùng mờ tâm linh, những mảnh vỡ
ký ức hịa quyện với thực tại mơng lung, tâm thức và tiềm thức đan xen. Thanh Thảo đi từ cái tôi hướng ngoại đến cái tôi hướng nội phức cảm.
Những tuyển tập thơ Thanh Thảo sau: - Những người đi tới biển (trường ca, 1977) - Dấu chân qua tràng cỏ (thơ, 1980)
- Khối vuông Rubic (thơ, 1985) - Từ một đến một trăm (thơ, 1988) - Trường ca chân đất (2012)
Bàn về thi pháp, Thanh Thảo bắt đầu bằng sự liên tưởng từ bóng đá (mà tên tuổi ơng xuất hiện thường xun với cách bình luận rất riêng): dấu ấn thi pháp của từng nhà thơ chính là những “cú sút” từ ngữ trong thơ, “sút lọt” vào “khung thành ẩn hiện của thơ”. Thi pháp của một nhà thơ “được coi như một thứ kĩ thuật đi bống, dắt bóng”, chỉ khác là “khung thành trong bóng đá ln hiện rõ trước mắt cầu thủ, cịn “khung thành” trong thơ lại lúc ẩn lúc hiện, và người là thơ chẳng biết khi nào thì đưa được ngơn từ vào đúng dòng thơ, vào “lọt” bài thơ. Những “cú sút” từ ngữ trong thơ mang nặng dấu ấn thi pháp của từng nhà thơ”.
Về ngơn ngữ, hình tượng, biểu tượng thơ, Thanh Thảo quan niệm: chớ nên tưởng rằng “ngôn ngữ thơ là làm phong phú ngơn ngữ con người”, mà “nó chỉ chắt lọc tinh túy của ngôn ngữ con người”; cũng đừng nghĩ rằng: những hình ảnh, những biểu tượng thơ chỉ có kích thích trí tưởng tượng của con người, mà “nó cịn khiến con người vững tin rằng ngồi những hình ảnh thế giới mà mình thấy được, cảm nhận được cịn những hình ảnh mà mình chưa thấy nhưng sẽ thấy, chưa cảm được nhưng sẽ cảm được. Có những giấc mơ mình sẽ mơ, và có những cuộc đời mình sẽ sống cùng với cuộc đời chính mình đang sống”.
Là một nhà thơ có một giọng điệu thơ “lạ” ngay từ những ngày đầu cầm bút, sau những thành công ban đầu, Thanh Thảo không “chững lại” mà ln tự vượt lên mình. Là một người say mê nghiên cứu các lý thuyết, các trào lưu văn học hiện đại phương Tây kết hợp với thực tiễn sáng tác của mình, Thanh Thảo đã có những quan niệm thơ đáng để ta ghi nhận.