Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ lửa, sóng, hạt giống, mầm cây trong thơ thanh thảo từ góc nhìn ký hiệu học (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.1. Kết quả khảo sát

Với các tiêu chí xác định đối tượng khảo sát của khóa luận như đã trình bày ở chương 1, chúng tôi đã phân các BTCV khảo sát được thành 4 nhóm: nhóm BTCV có từ “lửa”, nhóm BTCV có từ “sóng”, nhóm BTCV có từ “hạt giống”, nhóm BTCV có từ “mầm cây”. Kết quả khảo sát tổng quát của khóa luận được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Các nhóm BTCV có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây”

trong thơ Thanh Thảo

STT Nhóm Các yếu tố trong nhóm Số lượng Tỉ lệ %

1 Lửa Khói bếp, lửa, cỏ cháy, vịm lá đỏ, ngọn

đèn, ánh đuốc đỏ, đốm nhang đỏ, mặt trời 47 61

2 Sóng sóng 15 19

3 Hạt giống Hột giống, hạt giống 3 4

4 Mầm cây Nảy chồi, cỏ, mầm cây, chồi cây, mạ non,

lá me non, chồi non, nụ 12 16

Tổng 19 77 100

Số liệu bảng 2.1 cho thấy:

- Nhóm BTCV có từ “lửa” và “mầm cây” có các yếu tố ngơn ngữ được khảo sát chiếm số lượng bằng nhau (8 = 8 cùng chiếm 42%). và nhiều hơn so với hai BTCV còn lại, tuy nhiên giữa hai nhóm BTCV lại có số lượng khác nhau. Nhóm BTCV có từ

BTCV có từ “mầm cây” chiếm tỉ lệ thấp hơn với 12/77 BTCV và chiếm 16%. Mặt khác, BTCV có từ “lửa” vị trí sử dụng số 1 này còn cho thấy sự “ưu tiên” của tác giả và khả năng quy chiếu của các BTCV trong thơ Thanh Thảo.

- Nhóm BTCV đứng vị trí số 3 là nhóm BTCV có từ “sóng” với 15/77 BTCV và chiếm 19%. Dẫu cho các yếu tố ngôn ngữ được khảo sát thuộc nhóm BTCV có từ

“sóng” chiếm tỉ lệ thấp nhất trong tổng số 19 yếu tố ngôn ngữ (1/19 = 5%). Tuy nhiên,

điều đó cũng sẽ khơng ảnh hưởng tới q trình quy chiếu của nhóm BTCV này.

- Nhóm BTCV chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm BTCV có từ “hạt giống” với 3/77 BTCV và chiếm chỉ 4%.

Theo ngữ liệu của luận văn, có tất cả 19 yếu tố ngôn ngữ xuất hiện trong 77 BTCV thuộc 4 nhóm BTCV có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” kể trên.

Tuy nhiên, trên thực tế, có sự xuất hiện nhiều hơn về số lượng của các BTCV nhưng chúng thường xuất hiện thành cặp đi liền trong từng cặp thơ. Chúng tôi chỉ tính với số lượng là 1 và chỉ lấy BTCV đầu tiên trong câu. Cụ thể như các trường hợp sau:

Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ

Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

(Khúc bảy – Chương 1 - Những người đi tới biển)

Khi sóng lớn chỉ biết là sóng lớn

(Khúc mười ba – Chương 2 - Những người đi tới biển)

tôi tin chồi tin nụ

(Trường ca chân đất)

Trong khi tiến hành khảo sát ngữ liệu trên bình diện cái biểu đạt, chúng tôi xét kiểu cấu tạo của các BTCV dựa theo các tiêu chí ngôn ngữ học thường dùng để phân định các đơn vị ngơn ngữ nói chung và các đơn vị từ vựng, đơn vị ngữ pháp nói riêng. Ở luận văn này này, chúng tôi chỉ xét các BTCV có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” ở dạng cấu tạo phổ biến nhất là danh từ và ngữ danh từ và một dạng cấu

tạo BTCV đặc biệt là kết cấu sóng đơi. Số lượng và tỷ lệ giữa các kiểu cấu tạo BTCV này khá chênh lệnh, thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Phân loại BTCV trong thơ Thanh Thảo theo kiểu cấu tạo

Stt Kiểu cấu tạo Số lượng BTCV Tỷ lệ %

1 Ngữ danh từ 40 52%

2 Danh từ 28 36%

3 Kết cấu sóng đơi 9 12%

Tổng 77 100

Số liệu thống kê trong bảng cho thấy, các BTCV có cấu tạo là ngữ danh từ chiếm ưu thế hơn cả (40/77, chiếm 52%), tiếp theo là đến các BTCV có cấu tạo là danh từ (28/77, chiếm 36%). Các BTCV có cấu tạo là kết cấu sóng đơi có số lượng và tỷ lệ thấp nhất (9/77, chiếm 12%). Các BTCV có cấu tạo là danh từ và ngữ danh từ cùng chiếm tỷ lệ cao hơn đã khẳng định thêm một lần nữa ưu thế, vai trò quan trọng của các danh từ và tổ hợp mang danh từ tính trong việc thực hiện sự chiếu vật bằng ngôn ngữ. Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ miêu tả đặc điểm cấu tạo của các BTCV có từ “lửa”,

Một phần của tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ lửa, sóng, hạt giống, mầm cây trong thơ thanh thảo từ góc nhìn ký hiệu học (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)