CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.3. Lý thuyết ký hiệu học
1.3.2. Kí hiệu học ba bình diện của C Pierce
Cùng thời với F. de Saussure, Ch. S. Peirce xuất phát từ triết học ngữ nghĩa đã trở thành người nghiên cứu kí hiệu học vào loại sớm nhất. Ơng cho rằng tư duy chính là kí hiệu và nó tồn tại đương nhiên trong các kí hiệu. Tất cả mọi vật đều được tri giác là kí hiệu nếu nó được mã hóa/ kí hiệu hóa (Semiosis), theo đó kí hiệu là một tam phân với ba diện:
- Cái biểu đạt (Representament), là phương tiện chuyển tải và tri giác được. - Đối tượng (Objet) là cái được biểu đạt/ được đại diện là vật thể tương liên với cái biểu đạt.
- Cái thuyết giải (Interpretant) là cái trung gian giữa hai cái trên (cái biểu đạt và
đối tượng), là cái lí giải quan hệ giữa hai cái đó, nghĩa là nhờ nó, trong tư duy người
tiếp nhận sẽ có một tín hiệu tương thích được tạo ra.
Theo phân tích tam diện, Ch. S. Peirce có nhận thức khác với F. de Sausure, theo đó kí hiệu là “một hợp thể ba mặt, không thể xem xét tách rời từng cặp nhị diện một” và bản thân cái biểu đạt (Representament) có tính vật lí, và là một kí hiệu một khi được mã hóa. Nhà kí hiệu học cũng cho rằng mã hóa là quá trình sử dụng tư duy để làm trung gian cho mối quan hệ giữa cái biểu đạt (kí hiệu) và đối tượng. Trọng tâm lí
luận của Ch. S. Peirce đặt vào cương vị giải quyết kí hiệu trong cơng đoạn kí hiệu hóa (Semiosis).
Ngơn ngữ học hậu cấu trúc ra đời với các khuynh hướng nghiên cứu như lí thuyết phân tích diễn ngơn, ngữ dụng học, ngữ pháp chức năng, lí thuyết ba bình diện trong phân tích câu… đều được hình thành trên cơ sở và gợi dẫn từ lí thuyết kí hiệu học ba bình diện của Ch. S. Peirce và C. Morris; đặc biệt là vai trị của bình diện thứ ba: bình diện dụng học, bình diện người lí giải.