Số liệu thu thập được sẽ được sử lý theo chương trình SPSS 16.0 và Medcalc.
- Kiểm định sự khác biệt giữa hai tỷ lệ theo thuật toán χ2.
- Tìm hiểu mối tương quan giữa hai biến định lượng với hệ số tương quan tuyến tính r: Hệ số tương quan r của 2 biến dựa trên n cặp giá trị (xi , yi ) được xác định bởi phương pháp bình phương bé nhất. Mức độ tương quan giữa 2 đại lượng x và y được đánh giá như sau:
+| r | ≥ 0,75 : Tương quan rất chặt chẽ. + 0,5 ≤ | r | ≤ 0,75 : Tương quan chặt.
+ 0,25 ≤ | r | ≤ 0,5 : Tương quan mức độ vừa. + | r | ≤ 025 : Rất ít tương quan.
- Tính độ nhậy (Se), độ đặc hiệu (Sp), giá trị chẩn đoán dương tính (PPV), giá trị chẩn đoán âm tính (NPV), tỉ lệ chẩn đoán đúng (Acc) như sau:
Giá trị ngưỡng
Trên hoặc bằng giá trị ngưỡng TP FP
Dưới giá trị ngưỡng FN TN
TP (true positives): Dương tính thật. FP (false positives): Dương tính giả. TN (true negatives): Âm tính thật. FN (false negatives): Âm tính giả.
Dựa vào số liệu trên người ta xác định các thông số đặc trưng cho một kết quả xét nghiệm:
+ Độ nhậy (Sensitivity – Se): Được tính bằng tỉ số % giữa những người có xét nghiệm dương tính thật trên tổng số người mắc bệnh. Độ nhậy là khả năng phát hiện đúng những người bị bệnh của xét nghiệm.
+ Độ đặc hiệu (Specificity – Sp): Được tính bằng tỉ số % giữa những người có xét nghiệm âm tính thật trên tổng số người không mắc bệnh đó được làm xét nghiệm. Độ đặc hiệu là khả năng phát hiện đúng những người không bị bệnh của xét nghiệm.
+ Giá trị dự đoán dương tính (positive predictive value – PPV): Được tính bằng tỉ số % giữa những người có xét nghiệm dương tính thật trên tổng số những người có xét nghiệm dương tính. Là khả năng có xơ gan khi xét nghiệm là dương tính.
+ Giá trị dự đoán âm tính (negative predictive value – NPV): Được tính bằng tỉ lệ % giữa những người có xét nghiệm âm tính thật trên tổng số những người có xét nghiệm âm tính. Là khả năng không bị xơ gan khi kết quả xét nghiệm là âm tính.
Tỉ lệ chẩn đoán đúng được tính theo công thức sau (Accuracy):
- Tương quan giữa độ nhậy và độ đặc hiệu được tính bằng diện tích dưới đường cong ROC (receiver operating characteristic). Để vẽ đồ thị ROC Curve phần mềm SPSS và Medcalc tự quy đổi độ nhậy và độ đặc hiệu sang dương tính thật và dương tính giả. Trong đó dương tính thật chính là độ nhậy, dương tính giả bằng hiệu của 1 trừ đi độ đặc hiệu
- Các giá trị ngưỡng chẩn đoán và giá trị ngưỡng tối ưu do phần mềm Medcalc 9.6.2.0 và SPSS 16.0 đưa ra.
- Giá trị của điểm số ABIC và Glasgow để dự báo tỷ lệ tử vong được tính toán dưa vào diện tích dưới đường cong ROC (AUROC).
+ Nếu AUROC > 0,9: Có giá trị tương lượng tốt.
+ Nếu AUROC từ 0,8 đến 0,9: Có giá trị tương lượng khá.
+ Nếu AUROC từ 0,7 đến 0,8: Có giá trị tương lượng trung bình. + Nếu AURO ≤ 0,7: Có giá trị tương lượng yếu.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 12/2012 đến 7/2013 chúng tôi thực hiện nghiên cứu 150 bệnh nhân xơ gan.