Năm 2010 Forrest và cộng sự [30] tiếp tục đưa ra nghiên cứu” So sánh thang điểm Glasgow và ABIC trong việc đánh giá tiên lượng bệnh nhân viêm gan do rượu”
Nghiên cứu này có sự tham gia của 181 bệnh nhân xơ gan được tính giá trị điểm ABIC và Glasgow ở ngày thứ nhất và ngày thứ 7 sau khi nhập viện. Bệnh nhân được theo dõi đến ngày thứ 84 sau khi nhập viện.
Kết quả tỷ lệ tử vong ở ngày thứ 28 và ngày 84 tương ứng là 29,3% và 37,6%. Tỷ lệ tử vong ở ngày 28 và ngày 84 của hai thang điểm là tương tự nhau được so sánh ở bảng dưới đây
Tỷ lệ tử vong GAHS<9 (n=91) GAHS≥9 (n=90) ABIC<6.71 (n=45) ABIC 6.71– 8.99 (n=89) ABIC≥9.0 (n=47) Ngày thứ 28 11.0% 47.8% 11.1% 20.2% 63.8% Ngày thứ 84 17.6% 57.8% 17.8% 31.5% 68.1%
Như vậy, theo nhóm tác giả này tính chính xác của 2 thang điểm này là tương tự nhau nhưng 1 tuần sau khi nhập viện tính chính xác của thang điểm ABIC giảm đi.
Thang điểm Glasgow được tính toán đơn giản hơn và được coi là có giá trị tiên lượng tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân xơ gan rượu được điều trị corticoid.
Tháng 4 năm 2012, Ali S và cộng sự [31] đã đưa ra nghiên cứu so sánh điểm Maddrey (MDF), CP và Glasgow trong tiên lượng tỷ lệ tử vong ở ngày thứ 28 trong tổn thương gan cấp tính.
Đã có 82 bệnh nhân bệnh gan do rượu được đưa vào nghiên cứu và được tính điểm số Maddrey, CP và Glasgow. Có 36 bệnh nhân (44%) đã tử vong ở ngày thứ 28 sau khi nhập viện.
Các tác giả nhận thấy:
- Không có sự khác biệt về tuổi ở nhóm bệnh nhân sóng sót.
- (MDF), CP và Glasgow cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân đã chết (68,7+/- 56,4; 11,8+/-1,3; 8,6+/-1,6) so với những người sống sót (36,2+/- 25,9; 10+/-1,6; 7,6+/-1,5) (với p< 0,01).
- Thời gian Prothrombin cũng cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân đã chết (23+/-2s) so với những người sống sót (17,6+/- o,7s) (với p= 0,007).
Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa 3 hệ thống tính điểm trên. Tăng thời gian Prothrombin, XHTH, hội chứng não gan, tăng creatinin máu có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU