2.1.1.1. Chẩn đoán xơ gan khi: Lâm sàng rõ, có đủ triệu chứng của 2 hội chứng
Hội chứng TALTMC:
- Cổ chướng tự do, dịch thấm, phản ứng Rivalta (-), số lượng bạch cầu trung tính < 250/µl
- Tuần hoàn bàng hệ cửa chủ: những tĩnh mạch ở thành bụng vùng từ rốn trở lên, nhìn rõ khi bệnh nhân ngồi hoặc ho hay rặn.
- Lách to, số cm dưới bờ sườn, chia độ theo triệu chứng học: +Độ 1: Quá bờ sườn 2cm.
+Độ 2: Quá bờ sườn 4cm. +Độ 3: Ngang rốn.
+Độ 4: Quá rốn.
Hội chứng suy tế bào gan: - Mệt mỏi, chán ăn, chậm tiêu.
- Vàng mắt, vàng da và niêm mạc dưới lưỡi. - Sao mạch hoặc lòng bàn tay son.
- Xuất huyết dưới da và niêm mạc: thường xuất huyết do va chạm hoặc do tiêm truyền.
2.1.1.2. Lâm sàng không rõ, cần bổ sung thêm các triệu chứng cận lâm sàng:
- Nếu các triệu chứng của hội chứng TALTMC không đầy đủ, cần có thêm 1 trong 2 xét nghiệm:
+ Siêu âm TMC giãn rộng > 13 mm hoặc TM lách rộng > 9 mm.
+ Soi thực quản-dạ dày: có giãn TMTQ, hoặc tĩnh mạch dạ dày hoặc cả hai. - Nếu các triệu chứng của hội chứng suy tế bào gan không đầy đủ, cần làm thêm các xét nghiệm chức năng gan:
+ Albumin máu giảm dưới 35g/l.
+ Điện di protein máu: chỉ số A/G đảo ngược < 1. + Bilirubin máu tăng > 17µmol/l.
+ Tỉ lệ prothrombin giảm, hoặc thời gian prothrombin kéo dài. + Men transaminase tăng: GOT và GPT > 40U/l
2.1.1.3. Nếu xét nghiệm chức năng gan không rối loạn rõ, không thấy giãn TMTQ, siêu âm TMC < 13 mm thì dựa vào:
- Hoặc soi ổ bụng - Hoặc sinh thiết gan.
* BN được coi là xơ gan nặng: Child – Pugh B, C.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân xơ gan ung thư hóa hoặc nghi ngờ ung thư.
- Bệnh nhân xơ gan có hôn mê nghi ngờ do nguyên nhân khác: Tai biến mạch não, ngộ độc...
- Bệnh nhân không có đầy đủ các xét nghiệm để phân loại xơ gan theo ABIC, Glasgow và Child-Pugh.
- Bệnh nhân có bệnh lý thận trước đó (nước tiểu có protein niệu > 0,5 g/l, siêu âm có nang thận, u thận, ranh giới đài bể thận không rõ, thận teo nhỏ ), có bệnh lý về đường tiết niệu, có điều trị thuốc độc với thận.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu: Có theo dõi bệnh nhân trong vòng 01 tháng bằng cách phỏng vấn bệnh nhân hoặc người thân của bệnh nhân qua điện thoại hoặc trực tiếp.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập theo một mẫu bệnh án thống nhất [phụ lục 1].
Tất cả các bệnh nhân vào nghiên cứu đều được hỏi bệnh và khám bệnh một cách tỉ mỉ, được làm ngay các xét nghiệm ngay trong vòng 24 giờ đầu và được theo dõi về mặt lâm sàng và xét nghiệm để nhận xét tiến triển của bệnh. Đánh giá tiên lượng sau 07 ngày và 30 ngày. Nếu bệnh nhân ra viện trước 30 ngày, chúng tôi theo dõi thông qua gọi điện để phỏng vấn người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân.
Bệnh nhân được làm các xét nghiệm thường quy:
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu.
- Sinh hóa máu: Chức năng thận, điện giải đồ, billirubin, transaminase, protid, albumin, CRP, αFP.
- Tỷ lệ prothrombin. - Thời gian prothrombin. - PT- INR.
- Tổng phân tích nước tiểu, điện giải niệu, ure, creatinin niệu.- Siêu âm ổ bụng. - Siêu âm ổ bụng.
- Nội soi dạ dày-tá tràng. - Chụp XQ tim phổi.
Các xét nghiệm: Công thức máu, ure, creatinin, billirubin, tỉ lệ prothrombin, PT-INR, albumin được lấy trong vòng 24h đầu nhập viện.
Các xét nghiệm sinh hóa được làm tại khoa Sinh hóa bệnh viện Bạch Mai. Các xét nghiệm tế bào máu, đông máu được làm tại khoa Huyết học bệnh viện Bạch Mai.