3. Kết cấu đề tài
2.3. Phân tích môi trường kinh doanh của EVNIT
2.3.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ
*) Môi trường chính trị - pháp luật
Nhìn chung, Việt nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện 11 tháng Chín. So với các nước ASEAN khác như Indonesia, Malaysia, Philipin và Trung Quốc, Việt nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Việt nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư. Trong khung cảnh của những sự kiện diễn ra trong vài năm qua liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, Việt nam được biết đến như là một trong những nước an toàn nhất xét về các tội ác chống con người và quyền sở hữu.
Hơn nữa Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực để hội nhập nền kinh tế Việt Nam với thế giới thông qua việc ban hành và thực hiện các chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế. Với chính sách mở cửa, đã thực sự khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mạnh vào nước ta. Nhà nước ta đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện, bổ sung và sửa đổi hệ thống pháp luật phù hợp với các định chế của WTO, điều này được thể hiện thông qua các luật thuế GTGT, luật doanh nghiệp, luật Đầu tư…, với các chính sách này doanh nghiệp có nhiều điều kiện hơn trong việc tích luỹ vốn để tăng cường tái đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.
Ngày nay chính phủ và các cơ quan ban ngành các cấp rất quan tâm tới phát triển công nghệ thông tin. Chính phủ rất quan tâm phát triển công nghệ thông tin, thể hiện ở quan điểm trong chiến lược Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020:
- CNTT-TT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thơng tin, rút ngắn q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
- CNTT-TT là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu tiên, hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Trong đó phát triển cơng nghiệp nội dung thông tin và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan trọng được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông là hạ tầng kinh tế xã hội được ưu tiên phát triển. Phát triển CSHT TT&TTphải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT.
- Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT-TT.
Quan điểm trên của Chính phủ đã được cụ thể hóa thành mục tiêu chiến lược đến năm 2010:
- Ứng dụng rộng CNTT-rãi CNTT TT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thơng tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, e- Gov, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ KHÁ trong khu vực ASEAN. Hình thành xã hội thơng tin.
- Cơng nghiệp CNTT-TT có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 15 tỷ USD.
- Cơ sở hạ tầng TT-TT phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu trao đổi thơng tin của tồn xã hội.
- Đào tạo về CNTT-TT ở các trường đại học đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo 80% sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.
Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển CNTT, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh CNTT. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp khi ngành kinh doanh này có nhiều thuận lợi, nhiều doanh nghiệp tham gia và sức cạnh tranh cũng lớn.
*) Môi trường nền kinh tế
Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao, từ năm 2005 – 2007 GDP luôn ổn định ở mức cao trên 8%. Sự tăng trưởng cao này cũng đồng nghĩa với khả năng chi trả cho các sản phẩm CNTT của các doanh nghiệp trong nước sẽ có xu hướng tăng lên trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp CNTT phát triển.
Tuy vậy, tình hình tài chính thế giới từ năm 2008 trở lại đây đang lâm vào tình trạng suy thoái, nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng khủng hoảng cũng đã ảnh hưởng đến môi trường kinh tế của Việt Nam. GDP Việt Nam từ năm 2008 vẫn tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn, chỉ đạt 5-6%. Tuy nhiên trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn.
2005 2006 2007 2008 2009 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 9% 8.44% 8.23% 8.46% 6.31% 5.32%
Hình 11. GDP Việt Nam từ năm 2005 -2009
(Theo Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất bản thống kê)
*) Môi trường văn hóa xã hội
Mặc dù thời gian qua phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và những biến động về chính trị, kinh tế của thế giới, song nhìn lại về tổng quát, Việt Nam đã đạt bước tiến mới về phát triển kinh tế – xã hội cũng như sự ổn định về tình hình chính trị.
Các năm qua, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế. Các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề xoá đói giảm nghèo; lao động và việc làm; giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá mới đã được Đảng và Nhà nước quan tâm thích đáng. Theo Báo cáo phát triển con người năm 2009 do Tổ chức Chương trình Phát Triển Liên Hợp Quốc UNDP công bố, Việt Nam xếp thứ 116/182 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI), thuộc nhóm các nước có chỉ số phát triển con người trung bình.
Rõ ràng nhu cầu con người, đời sống vật chất, tinh thần ngày một được đòi hỏi cao hơn. Yếu tố xã hội đã dần làm thay đổi nhận thức, hiểu biết của người dân. Do vậy yêu cầu đối với mọi thứ hang hóa, dịch vụ đều cao hơn, đặc biệt là nhu cầu đối với các dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống. Đó là điều kiện thuận lợi cho công nghệ thông tin phát triển, giúp cuộc sống hiện đại hơn, thuận tiện hơn, công việc hiệu quả, chất lượng hơn.
Tuy nhiên với văn hóa phương Đông luôn coi trọng các giá trị truyền thống, tâm lý ngại thay đổi thói quen, nề nếp cũng là một rào cản lớn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc đặc biệt trong tự động hóa văn phòng, tự động hóa quá trình sản xuất.
*) Môi trường khoa học công nghệ
Trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển khoa học công nghệ đã đạt ở mức vũ bão, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng, thúc đẩy quá trình sản xuất và thương mại trên thế giới. Chính vì thế Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại bằng chính sách thuế ưu đãi.
CNTT là một trong những ngành có tốc độ phát triển công nghệ lớn nhất, hàng loạt các công nghệ mới đã ra đời với các ưu điểm vượt trội đã thay thế cho các công nghệ cũ mang lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì công nghệ thay đổi quá nhanh nên công nghệ tụt hậu rất nhanh, trong khi đó công việc chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án ở nước ta lại hay kéo dài, đến khi dự án hoàn thành thì công nghệ đã lạc hậu. Hơn nữa các công nghệ mới thường có chi phí cao, các doanh nghiệp không thể đáp ứng. Công nghệ CMMI là một điển hình. Cùng với xu hướng phát triển của ngành phần mềm thế giới, việc sử dụng quy trình chất lượng CMMI trong việc nghiên cứu và phát triển phần mềm đang dần trở lên phổ biến, trong khi đó việc mua lại bản quyền quy trình này hầu như vượt quá khả năng của đại đa số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
công nghệ phần mềm tại Việt Nam. Đây chính là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành trong quá trình hội nhập với thế giới.
*) Môi trường quốc tế, toàn cầu
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Sự kiện này là cột mốc lịch sử quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp trong ngành mà còn đối với toàn bộ các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Sự kiện này tạo cơ hội hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam với những doanh nghiệp của các cường quốc CNTT trên thế giới; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu do các mức thuế xuất nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao và phần mềm sẽ thấp hơn trước.
Khuynh hướng hội nhập, toàn cầu hóa trên thế giới và ở Việt Nam buộc các doanh nghiệp phải tính đến yếu tố quốc tế khi muốn hoạch định cho doanh nghiệp của mình một chiến lược dài hơi, có tính hội nhập cao, có khả năng vươn xa về phạm vi địa lý và chính trị; đồng thời phải có năng lực cạnh tranh cao không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các đối thủ quốc tế có tầm cỡ.