Đánh giá môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm công nghệ thông tin công ty thông tin viễn thông điện (Trang 54 - 57)

3. Kết cấu đề tài

2.3. Phân tích môi trường kinh doanh của EVNIT

2.3.3. Đánh giá môi trường kinh doanh

Nhận định cơ hội và thách thức

Từ những phân tích môi trường vĩ mô và môi trường kinh doanh ở trên, các cơ hội và thách thức mà Trung tâm Công nghệ thông tin – Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực phải đối mặt cụ thể như sau:

- Cơ hội

 Tốc độ tăng trưởng ngành CNTT trong những năm qua đạt mức cao, trung bình trong giai đoạn 2005-2009, ngành đạt tốc độ tăng trưởng 25%/năm.

 Nhận thức được vai trò của CNTT, các cơ quan tổ chức cũng như các doanh nghiệp có xu hướng ngày càng ứng dụng nhiều sản phẩm CNTT phục vụ công tác quản lý cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi tiêu cho CNTT của Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua, trung bình trong giai đoạn 2000-2006, chi tiêu cho CNTT bình quân đầu người đạt mức tăng trưởng là 22,8%/năm, và còn tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

 Nhu cầu về CNTT trong EVN rất nhiều, nhiều lĩnh vực CNTT vẫn còn bỏ ngỏ.

 Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành CNTT: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển.

 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) tạo cơ hội hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam với những doanh nghiệp của các cường quốc CNTT trên thế giới; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu do các mức thuế xuất nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao và phần mềm sẽ thấp hơn trước

- Thách thức:

 Ngành CNTT có sức ép cạnh tranh lớn, không chỉ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các đối thủ quốc tế có tầm cỡ.

 Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT còn nhiều thách thức do chi phí học tập và đào tạo nguồn nhân lực đạt trình độ quốc tế là khá cao so với nhu nhập bình quân của người dân và ngân sách của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam

 Công nghệ trong ngành CNTT thay đổi nhanh chóng. Chính vì vậy các sản phẩm thay thế của ngành công nghệ thông tin bị cạnh tranh với chính các sản phẩm nâng cấp tiếp đó.

 Trên thị trường CNTT, nhiều đối thủ đã chiếm lĩnh thị phần lớn với chất lượng sản phẩm cao như CMC, FPT

 Sản phẩm công nghệ đặc biệt là các sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin rất dễ bị sao chép do mặc dù, luật sở hữu trí tuệ đã ra đời nhưng tại Việt Nam luật này vẫn chưa đầy đủ và hiệu quả.

STT Tiêu chí đánh giá Trọng

số Giá trị

Giá trị có trọng số

I Cơ hội

1 Tốc độ tăng trưởng ngành CNTT cao 0.07 2 0.14

2 Chi tiêu cho CNTT tăng nhanh 0.07 2 0.14

3 Nhà nước khuyền khích doanh nghiệp đầu tư CNTT 0.07 2 0.14 4

Nhu cầu về CNTT trong EVN rất nhiều, nhiều lĩnh vực CNTT vẫn

còn bỏ ngỏ. 0.1 3 0.3

5 VN là thành viên của WTO 0.06 2 0.12

II Thách thức

1 Sức ép cạnh tranh ngành lớn 0.15 3 0.45

2 Nâng cao chất lượng đội ngũ CNTT khó 0.05 2 0.1 3

Trên thị trường CNTT, nhiều đối thủ đã chiếm lĩnh thị phần lớn với

chất lượng sản phẩm cao 0.18 4 0.72

4 Sản phẩm rất dễ bị sao chép 0.07 3 0.21

5 CNTT là ngành công nghệ thay đổi nhanh chóng 0.18 2 0.36

Tổng 1.00 2.68

Tổng số điểm quan trọng của các yếu tố này là 2,68>2,5 cho thấy các phản ứng của Trung tâm CNTT ở dưới mức trên trung bình trong việc theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các đe doạ từ môi trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm công nghệ thông tin công ty thông tin viễn thông điện (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w