Thực trạng giáo dục và đào tạo huyện Nam Trà My

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 46 - 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo huyện Nam

2.2.3. Thực trạng giáo dục và đào tạo huyện Nam Trà My

Trong những năm qua, trên cơ sở thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, các cấp chính quyền huyện Nam Trà My đã đạt được những kết quả nhất định, thu hút đáng kể nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục và đào tạo trong thực tiễn thời gian qua vẫn còn khiêm tốn, hạn chế.

Các địa phương, các trường PTDTBT THCS đã triển khai thực hiện hiệu quả hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, cơng tác huy động các nguồn lực ngồi ngân sách nhà nước thơng qua đóng góp, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng và đông đảo nhân dân cho phát triển giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả nhất định, thu hút đáng kể nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Sự

phát triển của các trường PTDTBT THCS, được huy động từ nguồn lực của xã hội đã góp phần thúc đẩy việc áp dụng những cách tiếp cận giáo dục tiên tiến của thế giới, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Nam Trà My.

Bảng 2.2. Đội ngũ CBQL, GV, NV năm học 2019-2020 Cấp học Tổng số CBQL GV NV TPT MN-MG 170 18 135 17 0 TH 288 23 239 17 09 THCS 189 22 142 14 11 Cộng 647 63 516 48 20

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020 của Phòng GD&ĐT huyện

Phòng Giáo dục & Đào tạo đã quán triệt, triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Sở Giáo dục & Đào tạo; hoàn thành được mục tiêu, kế hoạch các cấp học đề ra. Thực hiện tốt các cuộc vận động và chủ đề năm học. Phòng Giáo dục & Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trường học rà soát lại nội dung dạy học trong sách giáo khoa, xây dựng kế hoạch dạy học cho từng bộ mơn, tổ chun mơn; tích cực đổi mới cơng tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong quản lí và dạy học; cơng tác quản lý chuyên môn ở các nhà trường tiếp tục được đổi mới, nề nếp trong hoạt động chuyên môn, trong kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, cơng bằng, chính xác, khách quan.

Xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, vệ sinh; đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn; tiếp tục đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, sinh hoạt tổ chuyên môn hướng vào hoạt động học của học sinh. Thực hiện đảm bảo chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành, đảm bảo thực dạy 37 tuần theo biên chế năm học. Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tăng cường, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động học. Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sáng tạo khoa học kĩ thuật cho học sinh. Các cụm chuyên môn, các đơn vị trường học thường xuyên tổ chức xây dựng các chủ đề dạy học, tích hợp liên bài trong mơn học và liên mơn.

Các cấp chính quyền, ngành giáo dục trên địa bàn huyện đã quan tâm đầu tư nhiều nguồn kinh phí từ: chương trình Mục tiêu quốc gia, chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học; chương trình phát triển giáo dục trung học. Đồng thời, địa phương hằng năm cũng phân bổ kinh phí để đầu tư xây dựng trường, lớp và mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy, góp phần thay đổi diện mạo về CSVC, trang thiết bị dạy học cho ngành giáo dục.

Các trường đã thực hiện tốt các chuyên đề, chủ đề dạy học theo hướng dẫn, yêu cầu của cấp trên như chuyên đề “Giảng dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột” ở bộ

mơn Hóa học của đơn vị trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Vân; chuyên đề Địa lí “Thương mại và du lịch; Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á; Đặc điểm đất Việt Nam” của đơn vị trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Tập.

Công tác tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm, sáng tạo đã được các trường xây dựng kế hoạch, tổ chức và phối hợp tổ chức được nhiều hoạt động có nghĩa như chuyên đề “Những bước trải nghiệm của em” (cấp huyện), Hội thi kể chuyện dân gian của đơn vị trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Tập; trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Dơn đã phối hợp với Huyện đoàn tổ chức hoạt động ngoại khóa: “Em yêu biển đảo Việt Nam”; trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Mai phối hợp với Huyện đoàn tổ chức hoạt động “Thi đan lát vật dụng gia đình từ mây tre và đồ dùng dạy học từ vật liệu phế thải”, phối hợp tổ chức Ngày hội đọc sách…. hoạt động ngoại khóa “Sân khấu hóa tác phẩm văn học” của trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Vân...

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được các đơn vị quan tâm đúng mức và thực hiện có hiệu quả. Cơng tác ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lí và dạy học, trong đó trường phổ thơng dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Mai, phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Dơn đã quản lí sổ điểm điện tử, học bạ điện tử vào năm học 2019-2020; Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Vân sử dụng phần mềm Smas; một số trường có Website riêng để quản trị tại đơn vị.

Phong trào nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm được các đơn vị, cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường quan tâm và đầu tư đúng mức với tổng số đề tài và sáng kiến được xếp loại cấp trường là 45 đề tài, cấp huyện là 9 đề tài, cấp tỉnh là 2 đề tài....

Ngồi ra mỗi trường cịn có khu Hiệu bộ, nhà ở nội trú cho học sinh, nhà bếp và nhà ăn… Các Trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở huyện Nam Trà My thể hiện tinh thần đồn kết, vì sự nghiệp giáo dục, từng bước phấn đấu hoàn thiện đội ngũ cũng như hệ thống CSVC hiện đại, hướng đến cuối năm 2020 các trường đều đạt trường chuẩn quốc gia theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng 2.3. Số lượng trường, HS năm học 2019-2020

TT Trường, học sinh Số trường Số học sinh Số HS bỏ học Tỷ lệ HS bỏ học % Tỷ lệ duy trì % MN-MG 10 2213 0 0 100 TH 10 4106 46 1,12 98,88 THCS 11 2107 61 2,9 97,1 TC 31 8426 107 1,26 98,74

Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra.

Tổ chức thành công các Hội thi cấp huyện và đạt giải cao Hội thi cấp tỉnh: Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện với số lượng giáo viên đăng ký tham gia là 14 giáo viên của các đơn vị trường có cấp trung học cơ sở trực thuộc. Hội thi đã công nhận 11 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện. Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện; Thuyết trình văn học, Tài năng tiếng Anh, Thí nghiệm thực hành, học sinh giỏi lớp 8, 9. Năm học 2019 - 2020 bậc trung học cơ sở đã đạt được thành tích trong các Hội thi, Cuộc thi cấp tỉnh cụ thể như sau: đạt giải Khuyến khích phần thi hùng biện câu chuyện đạo đức và pháp luật; thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh: đạt giải Ba toàn đoàn, 01 giải Nhất và 04 giải khuyến khích (bảng B); tham gia cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ” đạt 01 giải Nhì, 02 giải Ba; thi Vẽ tranh biến đổi khí hậu có 01 học sinh trung học cơ sở đạt giải Khuyến khích; tham gia Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh: 01 giải Ba và 02 giải Khuyến khích; thi thiết kế bài giảng e-Learning cấp tỉnh: 01 giải Ba và 04 giải Khuyến khích; 06 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Triển khai dạy - học ngoại khóa theo nội dung Dự án YouthSpark, tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá theo hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Phòng GD&ĐT ra đề kiểm tra học kì bộ mơn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh lớp 7, 8 và tổ chức chấm chéo bài kiểm tra học kì của các đơn vị trường học ở các mơn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh lớp 9 và Ngữ văn, Toán lớp 6, 7, 8.

Bảng 2.4. Số lượng HS được xét tuyển THPT, thi tốt nghiệp THCS năm 2017 - 2020

Năm học Xét tuyển THPT Tốt nghiệp THCS

2017-2018 226 105

2018-2019 317 150

2019-2020 345 163

Nguồn: Báo cáo kết quả giáo dục giai đoạn 2017 - 2020 của Phòng GD&ĐT

Nâng cao hiệu quả và chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn trong trường và cụm trường về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học và đánh giá giờ dạy của giáo viên. Tổ chức tập huấn thiết kế bài giảng E-learning cho CBQL, GV. Có 26 sản phẩm của 35 giáo viên tham gia dự thi. Kết quả có 16 sản phẩm đạt giải cấp tỉnh. Trong đó có: 3 giải Nhì, 2 giải ba và 11 giải khuyến khích [34, tr.1 - 5]

2.3. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng có liên quan về xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)