Đổi mới phương pháp tham mưu để tăng cường nguồn lực cho giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 84 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dụ cở các trường phổ thông dân tộc

3.2.6. Đổi mới phương pháp tham mưu để tăng cường nguồn lực cho giáo dục

nhà trường

Mục đích:

Phát huy vai trị của các bộ chun mơn, văn phịng, Ban chấp hành cơng đồn, Đoàn, Đội thanh niên trong việc phối hợp, tham mưu cho Ban giám hiệu các trường trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, đề xuất các giải pháp tăng cường nguồn lực cho giáo dục tại địa phương.

Nội dung:

Phân công, phân cấp nhiệm vụ cho từng đơn vị, bộ phận chuyên môn trong việc xây dựng những kế hoạch, dự toán ngân sách, báo cáo định kỳ các hoạt động chuyên mơn, tình hình hoạt động có liên quan đến cơng tác xã hội hố giáo dục tại đơn vị, địa phương.

Nâng cao vai trò của Ban chấp hành cơng đồn, Đồn, Đội thanh niên nhà trường trong việc phối hợp với các Tổ chuyên môn, Ban đại diện cha mẹ học sinh tham mưu, đề xuất Ban giám hiệu tăng cường nguồn lực cho giáo dục nhà trường, thực hiện hiệu quả cơng tác xã hội hố giáo dục tại các địa phương.

Tạo cơ chế phù hợp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, phối hợp xây dựng xã hội hoá giáo dục, thực hiện báo cáo kết quả hoạt động, công khai minh bạch tài chính và các khoản thu, chi hàng năm trong nhà trường.

Các thức thực hiện:

Các cán bộ, viên chức, giáo viên được phân công nhiệm vụ, là người lên kế hoạch cụ thể và chủ động đề xuất công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường với lãnh đạo địa phương. Bảo đảm chuẩn bị hồn thiện các nội dung trình bày một cách tồn diện, trọng tâm, tránh tham mưu lặt vặt theo vụ việc, không đúng mục tiêu tổng thể. Sau khi được lãnh đạo địa phương chấp thuận, phê duyệt, thực hiện báo cáo với Ban giám hiệu, Hiệu trưởng để phổ biến, quán triệt nội dung kế hoạch đã được tham mưu, triển khai thực hiện.

Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kết nối, giữ thân mật với ngành giáo dục, tạo nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất nhà trường, gặp gỡ giáo viên, để có dịp cấp uỷ, chính quyền địa phương hiểu rõ nhà trường hơn và cũng là thời điểm để nhà trường xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đề ngoài khả năng nguồn lực của nhà trường.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phải có tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, khi triển khai thực hiện xã hội hóa giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở cần phải bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, tự nguyện của mỗi cá nhân, đơn vị, tổ chức trên địa bàn huyện.

Mỗi lần đề xuất một chủ trương, nội dung gì về giáo dục ở địa phương đều phải tham mưu cụ thể về các biện pháp thực hiện. Nhà trường thường xuyên và kịp thời

cung cấp những thông tin về giáo dục (các chủ trương của ngành, các hoạt động giáo dục của đơn vị,…) đến tất cả các cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền tại địa phương được biết.

Việc tham mưu phải trở thành ý kiến chung của tập thể nhà trường, của đội ngũ cán bộ, viên chức, giáo viên và người lao động được tổng hợp bằng văn bản, bằng các Nghị quyết của cấp ủy, chỉ thị của địa phương mới được mọi người dân đồng tình, ủng hộ.

Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình khơng chỉ huy động, khuyến khích mà cịn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Qua đó, có thể nhận được sự hỗ trợ của địa phương về huy động sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đồn thể, kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn, cũng như ngồi địa bàn qua uy tín của địa phương.

Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người dân hiểu rõ vai trò của giáo dục là quốc sách hàng đầu trong thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; làm cho người dân hiểu, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục và xã hội hóa giáo dục.

Thực hiện biện pháp này nhằm đổi mới công tác quản lý, điều hành, phát huy vai trị tham mưu, phối hợp của Ban Chấp hành cơng đoàn, Đoàn, Đội, thanh thiếu niên trong nhà trường. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp chính quyền, các ngành có liên quan, sự ủng hộ của xã hội, đội ngũ nhà giáo. Qua đó nâng cao được tinh thần trách nhiệm của mỗi bộ phận tham mưu, tăng cường sự phối hợp của tồn xã hội, thực hiện cơng khai minh bạch các nguồn thu, chi ngân sách phân bổ cho hoạt động chuyên môn và các khoản thu, chi liên quan đến cơng tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường nguồn lực cho giáo dục trên cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và sự đồng thuận, nhất trí của các cấp, các ngành, các Tổ chuyên môn, bộ phận tham mưu tại nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)