Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 85 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Từ lý luận đến thực tiễn, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại, nguyên nhân hạn chế tồn tại và đề sáu biện pháp trên với các nội dung chủ yếu sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục;

Huy động các lực lượng xã hội tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My;

Phát huy tốt vai trò của hội phụ huynh cha mẹ học sinh trong cơng tác xã hội hóa giáo dục;

tác xã hội hóa giáo dục;

Đổi mới tư duy và phương thức chỉ đạo, quản lý theo hướng Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chiến lược, nghị quyết, chỉ thị về phát triển giáo dục và đào tạo;

Cụ thể hóa các quy định để đảm bảo hoạt động xã hội hóa giáo dục trong nhà trường đúng hướng và hiệu quả;

Đổi mới phương pháp tham mưu để tăng cường nguồn lực cho giáo dục nhà trường.

Các biện pháp trong q trình thực hiện ln phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và sự thống nhất trong việc triển khai các hoạt động xã hội hóa giáo dục. Các biện pháp được triển khai đồng bộ thì hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho các trường Trung học cơ sở quản lý tốt về công tác xã hội hóa giáo dục và phát triển cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Nam Trà My.

Đối với các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội và các tầng lớp nhân dân: Cần nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục, xem đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Cơng tác xã hội hóa giáo dục là yếu tố góp phần quan trọng để phát triển cho giáo dục, kinh tế - xã hội, với mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có nhân cách, có tri thức, có kỹ năng sống phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.

Tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội về vai trò tầm quan trọng, ý nghĩa hoạt động cơng tác xã hội hóa giáo dục tại các trường trung học cơ sở để mọi người hiểu đúng và tham gia tốt hơn.

Tạo môi trường thuận lợi để huy động các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức phi chính phủ tham gia vào giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động của nhà trường như: khai giảng, tổng kết, các hoạt động ngoại khóa, phong trào giao lưu của nhà trường,… để vận động sự đóng góp tài lực, trí lực, sức lực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho nhà trường.

Phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng xã hội nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và lành mạnh cho giáo dục phát triển.

Đổi mới tư duy và phương thức chỉ đạo, quản lý theo hướng Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chiến lược, nghị quyết, chỉ thị về phát triển giáo dục và đào tạo.

Tăng cường giám sát, chỉ đạo cùng với công tác kiểm tra, đánh giá cùng với sự lãnh đạo các cấp Đảng ủy, chính quyền phối hợp của Mặt trận và các Hội đoàn thể sẽ giúp cho cơng tác xã hội hóa giáo dục đi đúng hướng tạo niềm tin cho mọi tầng lớp nhân dân.

Các biện pháp trên là nền tảng cơ bản để các cấp, các ngành, ngành giáo dục và các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở triển khai thực hiện, mỗi biện pháp là một nhiệm vụ khác nhau, được hiện thực hóa bằng các hoạt động, nội dung,

chương trình cụ thể nhưng tất cả các biện pháp trên có sự gắn kết mật thiết, hỗ trợ cùng nhau để các đơn vị, trường học, các lực lượng xã hội phối hợp thực hiện hiệu quả cơng tác xã hội hóa giáo dục, quản lý tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục.

Trong các biện pháp trên thì biện pháp huy động lực lượng tham gia và biện pháp cụ thể hóa các quy định để đảm bảo hoạt động xã hội hóa giáo dục trong nhà trường đúng hướng và hiệu quả là những biện pháp quan trọng nhất, quyết định chất lượng giáo dục đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, Ban giám hiệu nhà trường trong thực hiện quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Trong mỗi thời điểm, giai đoạn và từng địa phương cụ thể, các đơn vị chọn lọc những biện pháp phù hợp để kết nối lực lượng, thu hút nguồn lực, tiềm năng tài chính để triển khai thực hiện hiệu quả tại các địa phương, góp phần phát triển chính sách giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xã hội của huyện Nam Trà My trong thời gian đến.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)