7. Cấu trúc của luận văn
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Ưu điểm
Chính quyền địa phương các cấp ln chú trọng đến bố trí ngân sách đầu tư xây dựng, tu sửa trường, lớp học, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn theo kế hoạch hàng năm. Ban giám hiệu các trường PTDTBT THCS chủ động làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục bằng việc kêu gọi, kết nối với các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, ủng hộ xây dựng phòng học tại các điểm trường, trao tặng bàn ghế, quần áo, sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho học sinh.
Phòng GD&ĐT đã lập đề án về định hướng đầu tư phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của huyện qua từng giai đoạn, từng năm học và được Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt thông Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp làm cơ sở định hướng cho sự phát triển mạng lưới, cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành. Cơ sở vật chất của đa số các Trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở đảm bảo tốt cho việc dạy và học.
Các địa phương thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá các điều kiện cần thiết về CSVC, TBDH ở các Trường THCS đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, chất lượng dạy và học từ nhiều năm nay đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương.
Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được xã hội quan tâm, đáp ứng được một phần về nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường học bậc trung học cơ sở.
Triển khai cơng tác xã hội hóa gắn với triển khai xây dựng lớp học “Ươm mầm tương lai” tại các trường PTDTBT THCS của các xã có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, các em học sinh mồ cơi cha mẹ.
Ngồi việc sử dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huyện còn kêu gọi các cơ quan, đơn vị đóng góp được 266 triệu đồng để giúp đỡ nuôi dưỡng các em. Cơng tác xã hội hóa giáo dục đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của các trường trên địa bàn huyện, điều kiện dạy và học của thầy và trị, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.
Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được xã hội quan tâm, đáp ứng được một phần về nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường học bậc trung học cơ sở. Trong những năm qua, nguồn đầu tư cho Giáo dục & Đào huyện Nam Trà My tăng đáng kể, bước đầu đã huy động được nguồn lực trong nhân dân, các thành phần, tổ chức kinh tế - xã hội đầu tư cho giáo dục. Trách nhiệm và tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các cơ sở Giáo dục & Đào được tăng cường và khuyến khích phát triển.
Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với các ngành địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để xã hội đóng góp nguồn lực cho Giáo dục & Đào. Phối hợp với các ngành như Nội vụ, Kế hoạch và Tài
chính, Kho bạc nhà nước, Công an, cơ quan Chỉ huy quân sự, Thông tin - Truyền thơng, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Lao động thương binh và Xã hội, Y tế … để có sự tham gia đồng bộ trong hoạt động xã hội hóa Giáo dục & Đào tạo trên địa bàn.
Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp được nâng lên trên cơ sở thực hiện cuộc vận động "Hai khơng", đạt 98,18% (năm học 2019-2020); tình trạng học sinh yếu kém, học sinh bỏ học được khắc phục; thực hiện tốt cơng tác xóa mù, phổ cập trình độ nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trong toàn tỉnh được nâng cao.
Mạng lưới trường lớp được quy hoạch lại, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nâng cao chất lượng GD&ĐT, duy trì và phát triển mỗi xã có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 cấp trung học cơ sở và sẽ thành lập trường liên xã hoặc gắn với các lớp Tiểu học, trung học cơ sở để thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở [52, tr.9-10]
2.5.2. Tồn tại, hạn chế
Việc xây dựng tại các Trường PTDT Bán trú THCS thường gặp khó khăn do phải đảm bảo cơng tác dạy và học của nhà trường nên việc thi công thường phải diễn ra trong thời gian rất ngắn, thời tiết thường xuyên thay đổi hay có mưa vào buổi chiều nên tiến độ thi cơng cơng trình cần phải đẩy nhanh.
Tình hình về cơ sở vật chất, đặc biệt là số phòng học, phòng chức năng tại một số trường vẫn chưa đảm bảo để đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn huyện, dẫn đến tình trạng gây áp lực cho nhà trường trong công tác tuyển sinh vào đầu năm học, xét thi chuyển cấp vào cuối năm học.
Diện tích một vài trường cịn nhỏ khơng đảm bảo theo tiêu chuẩn khiến công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn bị chậm so với kế hoạch
Tổng các nguồn lực của xã hội thu hút vào khối ngồi cơng lập cịn rất thấp so với tiềm năng. Các nguồn lực của xã hội huy động chủ yếu từ các cá nhân thông qua học phí và đóng góp thiện nguyện, chưa huy động được sự tham gia rộng rãi, đóng góp tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp.
Việc thu hút các nguồn lực của xã hội vào các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở chậm. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình (nhất là về tài chính) của các cơ sở công lập; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục thơng qua các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng... nhưng việc thực hiện cơ chế tự chủ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Việc chỉ đạo triển khai thực hiện hoạt động xã hội hóa GD&ĐT của một số cán bộ, chính quyền, ngành giáo dục và nhân dân ở các địa phương vẫn còn hạn chế; chưa gắn việc phát triển chính sách giáo dục, cơng tác XHHGD với tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
Một số nơi mới chú ý đến việc đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học chưa quan tâm đến xây dựng môi trường giáo dục nền nếp học tập, rèn luyện và nâng cao chất lượng học sinh, sinh viên. Một số địa phương vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông
chờ vào chế độ chính sách của nhà nước và sự phân bổ ngân sách của cấp trên.
Chưa kết nối, tập hợp được các lực lượng xã hội, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền chưa chủ động nắm quyền điều hành Hội đồng giáo dục. Công tác tham mưu của các cơ sở giáo dục chưa tốt, trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo địa phương chưa cao.
Cơ chế huy động nguồn lực xã hội chưa đủ mạnh. Nguồn ngân sách nhà nước chỉ mới đủ cấp tiền lương cho đội ngũ cán bộ, chưa đầu tư nhiều cho các hoạt động nâng cao chất lượng. Chính sách địa phương chưa tập trung cho khuyến dạy, khuyến học.
Chưa khai thác hết tiềm năng, nguồn lực từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các đoàn thể xã hội, các tầng lớp nhân dân trong, ngoài huyện, tỉnh. Đặc biệt, chưa tranh thủ được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, của những người con quê hương Quảng Nam đã thành đạt.
Chất lượng giáo dục ngoài cơng lập, trung tâm giáo dục thường xun cịn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách thực hiện việc chuyển đổi loại hình trường lớp bán cơng, dân lập sang tư thục còn lúng túng [52, tr.11-12]
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Nhận thức của các cấp quản lý, của người học và xã hội vẫn còn mang tâm lý trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước cấp; việc triển khai, thực hiện chủ trương xã hội hóa của các cấp chính quyền, các ngành chưa quyết liệt, thường xuyên và bài bản, trong đó vấn đề quy hoạch phát triển chung của hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện.
Cung ứng vốn nhân sách nhà nước cho cùng một dự án phát triển hệ thống cơ sở vật chất trường học, xã hội hóa. Nhưng khi quyết tốn, thì tiền của ngân sách cấp nào đảm bảo thì quyết tốn vào ngân sách nhà nước cấp đó.
Cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính cho đầu tư xây dựng và Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở cịn một số bất cập. Vì vậy, địi hỏi các cấp, các ngành phải định hướng, tìm ra những giải pháp để hồn thiện lại cơ chế chính sách Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương trên địa bàn huyện.
Các cấp chính quyền, ngành giáo dục chưa tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở GD&ĐT cơng lập hợp tác, liên doanh, liên kết với các cơ sở ngồi cơng lập.
Chưa gắn công tác XHHGD và đào tạo với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [52, tr.13].
Tiểu kết chương 2
Từ cơ sở lý thuyết về Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở. Qua đó đã phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế tồn tại trong Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở huyện Nam Trà My.
Các cấp chính quyền đã có những thành cơng bước đầu trong cơng tác xã hội hóa giáo dục; tăng cường hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản, thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giảng dạy; tiếp tục đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhiệm vụ Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thông dân tộc Bán trú trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiệm vụ Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thơng dân tộc Bán trú trung học cơ sở huyện Nam Trà My cịn gặp những khó khăn nhất định như quy hoạch, vốn đầu tư cho chính sách giáo dục, cơng tác xã hội hóa giáo dục cịn nhiều hạn chế, bất cập.
Chính vì vậy, địi hỏi các cấp chính quyền địa phương, các ngành chức năng cần nghiên cứu những chiến lược, những giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các Trường phổ thơng dân tộc Bán trú trung học cơ sở, Luận văn tiếp tục nghiên cứu, phân tích tại Chương 3.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUẢN LÝ CƠNG TÁC XÃ HỘI HĨA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM