Từ thực tiễn nghèo đói của một đất nước vừa thốt khỏi ách thực dân đơ hộ, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng giải quyết vấn đề kinh tế không thể tách rời vấn đề xã hội. Ngay sau khi giành được chính quyền, Người đã nêu ra nhiệm vụ “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Sự kết hợp này đã thể hiện đầy đủ quan điểm phát triển kinh tế gắn với tiến bộ xã hội. Trong công cuộc kiến quốc Người đã nêu ra các mục tiêu “Làm cho dân có ăn – Làm cho dân có mặc – Làm cho dân có chỗ ở - Làm cho dân có học hành, đây chính là tư tưởng phát triển kinh tế bền vững. Để phát triển kinh tế đất nước, Hồ Chí Minh đã coi trọng sự kết hợp giữa phát huy sức mạnh bên ngoài và nhấn mạnh sức mạnh nội sinh. Theo Người, để phát huy nội lực toàn dân phải tiết kiệm để đầu tư, phát huy mọi tiềm năng sẵn có, phải có kế hoạch, phải tìm cách tổ chức sắp đặt cho hợp lý, tăng năng suất lao động, vốn quay vòng nhanh và phát triển công nghệ. Người cho rằng để có được công
bằng xã hội phải kiên quyết chống tham nhũng bằng cách nâng cao sự hiểu biết của dân. Người đặc biệt nhấn mạnh tăng năng suất lao động bằng tri thức và kỹ năng. Vì thế, Hồ Chí Minh đặc biệt chăm lo đến đào tạo, bồi dưỡng con người. Bên cạnh đó, Người cho rằng, cần phải đặt nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu, nắm bắt xu thế phát triển của thời đại bằng các chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế. Tư tưởng chiến lược của Hồ Chí Minh khơng chỉ gắn hội nhập để phát triển kinh tế mà cịn để đảm bảo hịa bình và an ninh quốc gia.
Người đã đưa ra quan điểm phải gắn kết phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ngay từ đầu và từng bước thực hiện, coi đó khơng chỉ là mục tiêu mà cịn là động lực của tăng trưởng kinh tế. Hồ Chí Minh coi việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là một yêu cầu bức thiết và yêu cầu đó lại càng bức thiết hơn khi cuộc sống cịn nhiều khó khăn.
Hồ Chí Minh cho rằng bình đẳng xã hội trước hết là bình đẳng trong phân phối mà ở đây là phân phối theo lao động. Nhưng điểm xuất phát của sự phân phối lại chứa đựng sự bất bình đẳng trong cơ hội cho nên ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề phân phối theo lao động, theo phúc lợi. Người viết: “Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai khơng làm thì khơng ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”. Để thúc đẩy những bước tiến như vậy, Người chủ trương phải bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Người xác định kinh tế quốc doanh là nền tảng của nền kinh tế, kinh tế tư nhân là lực lượng cần thiết cho công cuộc xây dựng nước nhà.
Để đạt được tiến bộ, công bằng xã hội, Người cho rằng trước hết phải điều hịa lợi ích cá nhân và xã hội, lợi ích của các tầng lớp dân cư vì đây là động lực hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó khơng thể khơng nhắc đến chính sách nhân đạo và khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiền đề cho chính sách an sinh xã hội sau này. Đó là “Lo toan và đảm bảo những điều kiện sống cho mọi người trong xã hội, bất kể thành phần, vị trí, hồn cảnh. Đối với người nghèo, lo cơm ăn, áo mặc, học hành. Đối với người hữu sản, lo làm sao giúp đỡ họ có thể đem tài năng và những phương tiện để phát triển sản xuất, góp phần kiến quốc”.
Cuối cùng Hồ Chí Minh đã đặt ra vấn đề bảo vệ mơi trường góp phần quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững. Vào lúc sinh thời, Người luôn quan tâm đến lợi ích của việc trồng cây, coi cây xanh là nguồn sinh lực đất nước.
Ngày nay, Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đất nước thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện với nhiều thành tựu quan trọng to lớn. Nhiều tư tưởng của Người về gắn kết tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội để phát triển bền vững đã trở thành hiện thực và sẽ ngày càng phát huy tác dụng sâu sắc vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.