Để vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội cuối những năm 70 và đầu những năm 80 thế kỷ XX, Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã quyết định chuyển từ mơ hình kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội khẳng định, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường phải được quản lý bằng các phương pháp kinh tế là chủ yếu, với động lực thúc đẩy là sự kết hợp hài hịa lợi ích của tồn xã hội, lợi ích của tập thể và lợi ích riêng của từng người lao động. Đại hội VI cũng đề xuất cách nhìn mới và các giải pháp mới để thực hiện công bằng xã hội là một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội VI đã có những tư tưởng đổi mới rất quan trọng về tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta và khẳng định phải “bảo đảm về cơ bản phân phối theo lao động”.
Tiếp theo Đại hội VI, Đại hội Đảng lần thứ VII đã có những bổ sung quan trọng vào nội dung nguyên tắc phân phối bảo đảm cơng bằng xã hội phù hợp với hồn cảnh cụ thể của nước ta là “thực hiện nhiều hình thức phân phối” chứ khơng phải chỉ thực hiện một nguyên tắc phân phối duy nhất là theo lao động.
Nguyên tắc phân phối được Đại hội Đảng lần VIII bổ sung và đặc biệt là Đại hội Đảng lần IX thông qua đã thể hiện được một nội dung đầy đủ, rõ ràng và cụ thể hơn so với các nguyên tắc được nêu ra trong Văn kiện các Đại hội trước đó. Văn kiện Đại hội IX của Đảng nêu rõ: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội”.
Văn kiện Đại hội X nhấn mạnh mục tiêu thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng nước và từng chính sách phát triển”. Về nguyên tắc phân phối, Đại hội X của Đảng lại một lần nữa khẳng định “thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội”. Việc phân phối thông qua phúc lợi xã hội đều được nêu ra ở Văn kiện các kỳ Đại hội trước và được coi là một trong các nội dung của nguyên tắc phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân phối thông qua phúc lợi xã hội lấy hiệu quả xã hội làm thước đo nhằm trực tiếp hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và tình trạng bất bình đẳng vì sự nghèo khổ đang rơi vào nhóm đối tượng có rất ít hoặc thậm chí khơng có điều kiện để phát triển. Nguyên tắc phân phối theo hiệu quả kinh tế và theo hiệu quả xã hội phản ánh quan điểm gắn kết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội mà cụ thể Đại hội X của Đảng đã đưa ra mục tiêu chung như sau: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội”.
Đại hội XI của Đảng tiếp tục xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những mối quan hệ lớn cần phải giải quyết tốt. Đại hội XI một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán xuyên suốt của Đảng ta “Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”.
1.3.Bài học kinh nghiệm về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ở các địa phương khác