Tổng quan về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Găn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh bình dương giai đoạn 2015 2025 (Trang 35)

2014 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Bình Dương

2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương Bình Dương

Với tọa độ địa lý 10o51' 46" - 11o30' vĩ độ Bắc, 106o20'- 106o58' kinh độ Đơng, Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh, thành sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên 2.694.43km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đơng Nam Bộ). Dân số 1.748.001người, mật độ dân số 649 người/km2 . Gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị -

văn hóa của tỉnh đã được công nhận đô thị loại 2 vào năm 2014. Bình Dương thuộc miền Đơng Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển cơng nghiệp năng động của cả nước.

Có thể nói, Bình Dương khơng có biển, sân bay, càng khơng có lực lượng khoa học kỹ thuật và lượng tư bản dồi dào trong xã hội. Nhưng Bình Dương có vị trí địa lý ở cạnh thành phố Hồ Chí Minh là nơi có đầy đủ các điều kiện trên. Do đó, Bình Dương đã tận dụng và phát huy triệt để lợi điểm này để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hàng loạt nhà máy, xí nghiệp từ thành phố chuyển về Bình Dương. Hàng ngàn dự án đầu tư cả trong nước và nước ngoài đổ bộ về đầu tư tại Bình Dương, tạo thành bức tranh sống động về cơng nghiệp hóa và kinh tế trang trại ở Bình Dương. Khơng chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y

tế, giáo dục, khoa học, cơng nghệ…tỉnh Bình Dương cũng tận dụng ưu thế nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh để phát triển cho địa phương.

Từ năm 2005, Bình Dương quyết tâm hướng đến sự phát triển tồn diện, cả kinh tế và văn hóa xã hội, cả cơng nghiệp và đơ thị, cả nông nghiệp, nông thôn và nông dân; phát triển nhanh, ổn định và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường; hạn chế đầu tư và giảm dần các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động đối với lĩnh vực gia công, chế biến, công nghệ, kỹ thuật lạc hậu. Tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cả hạ tầng về giao thơng, bưu chính viễn thơng và các định chế tài chính, tín dụng, đồng thời chú ý điều chỉnh các quy hoạch, gắn đầu tư với quy hoạch… Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế ln ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 13,5 - 14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, cơng nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 29 khu cơng nghiệp và 08 cụm cơng nghiệp tập trung, có tổng diện tích hơn 9.073ha (trong đó, 08 cụm cơng nghiệp có 600ha) với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngồi nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ. Phấn đấu đến năm 2020 đưa Bình Dương thành đơ thị loại 1 trực thuộc Trung ương.

Song song với những kết quả đạt được, Bình Dương vẫn cịn đối mặt với những thách thức không nhỏ. Kinh tế tuy phát triển mạnh mẽ nhưng chưa thật sự vững chắc. Tính cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm chưa cao. Ơ nhiễm mơi trường còn nặng nề ở một số ngành, vùng trên địa bàn tỉnh. Văn hóa xã hội nhìn chung chưa phát triển tương xứng với tăng trưởng kinh tế, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội mới phức tạp, nan giải, chênh lệch giàu, nghèo ngày càng đáng lo ngại. Đội ngũ cán bộ, cơng chức nhìn chung vẫn cịn chưa ngang tầm nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức một bộ phận cán bộ có biểu hiện sa sút, phương thức hoạt động hành chính, chính trị ở một số khâu, ngành, lĩnh vực chưa đổi mới phù hợp, còn xơ cứng quan liêu… Tất cả những hạn chế, yếu kém đó cần được tỉnh Bình Dương sớm khắc phục và tháo gỡ để hoàn thành mục tiêu phát triển nhanh, ổn định và bền vững của tỉnh.

2.1.2. Những kết quả cụ thể về tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ 2005 – 2014

Tuy đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vào những năm cuối nhiệm kỳ nhưng nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ nên Bình Dương đã phục hồi tốc độ phát triển kinh tế vào năm 2010. Từ năm 2005 – 2010, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 14% hàng năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, với tỷ trọng tương ứng 63% - 32,6% và 4,4%. So với năm 2005, dịch vụ tăng 4,5%, công nghiệp giảm 0,5% và nông nghiệp giảm 4%; thu nhập bình quân đầu người đạt 30,1 triệu đồng, gấp 2,2 lần năm 2005.

Bảng 2.1. Tăng trưởng GDP của Bình Dương giai đoạn 2005 – 2014 và ước 2015 (đơn vị: %)

Bình quân

2005 - 2010 2011 2012 2013 2014 2015

14 13,9 12,5 12,5 13 13,5

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội - Cục Thống kê Bình Dương

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vượt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng trưởng bình quân ở mức cao; thu ngân sách tăng nhanh; thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước; kết cấu hạ tầng được đầu tư mạnh; thu hút đầu tư có xu hướng ngày càng gia tăng. Từ năm 2011 – 2014, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân là 13% hàng năm (chỉ tiêu tăng 13,5 – 14%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đến cuối năm 2014, cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 60,8% - 36,2% - 3% (chỉ tiêu đến cuối năm 2015 có tỷ trọng tương ứng là 59% - 38% - 3%). Tổng sản phẩm bình quân đầu người đến cuối năm 2014 là 61,2 triệu đồng (chỉ tiêu đến cuối năm 2015 là 63,2 triệu đồng).

Bảng 2.2. GDP bình quân đầu người của Bình Dương giai đoạn 2005 – 2014 và ước 2015 (đơn vị: Triệu đồng)

2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015

13,5 27,4 37,2 44,2 51,7 61,2 63,2

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội - Cục Thống kê Bình Dương Về cơng nghiệp – xây dựng: Nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn, trong

những năm 2005 – 2010, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình qn 20%/năm. Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 36%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 64%. Tỉnh phát triển thêm 13 khu công nghiệp mới, nâng số lượng các khu cơng nghiệp lên 28 khu với tổng diện tích là 8.751 ha (gấp 2,7 lần năm 2005). Năm 2010 đã có 24 khu đi vào hoạt động với trên 1.200 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh (gấp 1,8 lần năm 2005); tỷ lệ cho thuê đất bình quân đạt 60%; hình thành 08 cụm cơng nghiệp (tổng diện tích gần 600ha), trong đó 03 cụm đã lấp kín diện tích, 05 cụm đang tiếp tục đền bù giải tỏa. Từ năm 2011, tỉnh chú trọng phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ đơ thị, cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ, giá trị gia tăng cao, đảm bảo về môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Tồn tỉnh hiện có 29 khu cơng nghiệp với diện tích 9.073 ha và 8 cụm cơng nghiệp tổng diện tích 600 ha, tỷ lệ lấp kín diện tích cho thuê của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là 65%. Kết quả giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 15,5%/năm (chỉ tiêu tăng bình quân là 19 – 20%).

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế của Bình Dương giai đoạn 2005 – 2014 và ước 2015 (đơn vị: %)

Cơ cấu kinh tế 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nông lâm nghiệp thủy sản 8,4 4,5 4,1 3,8 3,4 3 3

Công nghiệp xây dựng 63,5 63 62,2 62 61,3 60,8 59

Dịch vụ 28,1 32,5 33,7 34,3 35,3 36,2 38

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội - Cục Thống kê Bình Dương

Về dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu và đối ngoại: Mạng lưới cơ sở hạ

việc lưu thơng hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Đã đưa vào sử dụng mới 5 chợ, năm 2010 đã khánh thành siêu thị Sài Gòn Coopmart. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 32,8%/năm, gấp 4 lần năm 2005. Giá trị sản phẩm dịch vụ tăng bình quân 24,1%/năm, vượt khá so với kế hoạch.

Hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, số lượng doanh nghiệp tăng, các khu – điểm du lịch được định hình, phát triển; lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến địa phương tham quan ngày càng tăng. Các cơ sở lưu trú du lịch được đầu tư và nâng cao chất lượng phục vụ. Doanh thu du lịch năm sau luôn cao hơn năm trước. Hoạt động dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Năm 2009, tồn tỉnh có 36 doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, 4 doanh nghiệp taxi, 21 tuyến xe buýt đang hoạt động.

Tồn tỉnh có 1.231 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp vào 86 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là thị trường châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Từ năm 2005 – 2010, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 22,9%/năm; năm 2010 đạt 8,5 tỷ USD, gấp 2,8 lần năm 2005. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 21,1%/năm; năm 2010 đạt 7,2 tỷ USD, gấp 2,6 lần năm 2005. Đặc biệt là trong 5 năm qua, tỉnh đã dùng ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, mời gọi đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Từ năm 2011, Tỉnh Bình Dương tiếp tục tập trung đầu tư phát triển dịch vụ chất lượng cao gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tính đột phá như: viễn thơng, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, thương mại, vận tải chuyên dùng, logistic, du lịch, kinh doanh bất động sản, thông tin tư vấn, khoa học công nghệ… tạo điều kiện để khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị dịch vụ bình quân tăng 23%/ năm (chỉ tiêu tăng bình quân 22 – 23% năm). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 24,5%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân là 18,8%/năm, năm 2014 đạt 17,74 tỷ USD tạo ra giá trị xuất siêu hơn 4 tỷ USD (chỉ tiêu tăng bình quân là 21 – 22% và đến cuối năm 2015 đạt 20 tỷ USD). Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân

15,6%/năm (chỉ tiêu tăng bình quân 16 -17%/năm và đến năm 2015 đạt 15,1 tỷ USD).

Về sản xuất nông nghiệp: Từng bước xây dựng các khu nông nghiệp kỹ thuật

cao, trong năm 2006, xây dựng 1 đến 2 mơ hình nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong 2 năm 2007 – 2008, ngân sách đã đầu tư 10,5 tỷ đồng thực hiện 8 đề tài nghiên cứu ứng dụng, 12 đề án và 915 điểm giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật tại các vùng chuyên canh nông nghiệp. Năm 2008, Bình Dương đã triển khai xây dựng 3 khu nơng nghiệp kỹ thuật cao, các loại hình dịch vụ trong nơng nghiệp từng bước được mở rộng, đa dạng hóa và phát triển mạnh.

Trong lĩnh vực trồng trọt, nhiều tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học được áp dụng vào công tác chọn và nhân giống giúp nâng cao năng suất đã được áp dụng phổ biến trên các loại cây được trồng, góp phần làm giảm chi phí lao động. Nhờ đó, giá trị sản xuất trong trồng trọt tăng bình quân 3,2%.

Trong lĩnh vực chăn nuôi: Việc thu hút mạnh đầu tư trong và ngồi nước vào phát triển chăn ni theo hướng nông nghiệp đã giúp năng suất và chất lượng giống gia súc, gia cầm được nâng lên đáng kể. Công nghệ chăn nuôi được phát triển mạnh theo hướng tự động hóa, một số cơng ty chăn ni lớn đã đầu tư quy trình chăn ni khép kín với cơng nghệ cao. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 13,7%/năm. Tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi đến năm 2010 là 68,2% - 26,7%. Trồng cây lâu năm và chăn nuôi tập trung tiếp tục là thế mạnh của tỉnh. Các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi ngày càng định hình theo quy hoạch phát triển ổn định. Năng suất cây trồng vật nuôi tăng từ 5 – 10% so với năm 2005 do ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trong lâm nghiệp, tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh cơng tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, nâng độ che phủ lên 56,5%, tăng 2,6% so với năm 2005. Kinh tế trang trại tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Các hợp tác xã nông nghiệp được củng cố và đổi mới về phương thức hoạt động gắn với lợi ích thiết thực của xã viên, các công ty cao su trên địa bàn

hoạt động hiệu quả góp phần quan trọng vào chương trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn của tỉnh.

Có thể nói, ngành nơng nghiệp của tỉnh phát triển tương đối đồng đều ở các ngành và các thành phần kinh tế. Những năm 2006 – 2010, do q trình phát triển cơng nghiệp và đô thị, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng giá trị tuyệt đối của ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn tăng bình qn vẫn tăng bình qn 4,7%/năm; trong đó nơng nghiệp tăng 4,6%, lâm nghiệp tăng 4,1%, ngư nghiệp tăng 12,4%. Lao động nông nghiệp chiếm 12% tổng lao động của tỉnh, giảm 7,1% so với năm 2005. Năm 2010, tổng giá trị sản lượng hàng hóa nơng nghiệp tăng gấp 2 lần so với năm 2005.

Từ năm 2011 – 2014, tình hình sản xuất nơng nghiệp ổn định; giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp tăng bình qn 4%/năm (chỉ tiêu tăng bình quân 4 – 5%), giá trị ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 77%, chăn nuôi là 23% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, triển khai quy hoạch 4 khu nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích 991 ha.

Bảng 2.4. Tăng trưởng GDP các ngành kinh tế của Bình Dương giai đoạn 2005 – 2014 và ước 2015 (đơn vị: %)

Các ngành kinh tế Bình quân

2005 - 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nông lâm nghiệp thủy sản 4,7 2,2 2,2 1,8 3,7 2

Công nghiệp xây dựng 20 8,1 8 8,2 15,6 9

Dịch vụ 24,1 26,2 20,8 19,6 19,2 23

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội - Cục Thống kê Bình Dương

Về đầu tư phát triển, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước: Tổng vốn đầu

tư phát triển tăng bình quân 14,7% hàng năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Trong đó vốn Nhà nước chiếm 8,8%, vốn tín dụng chiếm 4,2%; doanh nghiệp trong nước, tư nhân chiếm 34,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 52,2%, vốn khác chiếm 0,3%.

Từ năm 2006 – 2010, đã có 5.553 doanh nghiệp trong nước thành lập mới với tổng vốn 44.990 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trong nước trên địa bàn lên

9.012 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 60.723 tỷ đồng. Từ năm 2005 – 2010, toàn tỉnh đã thu hút thêm 846 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là

Một phần của tài liệu Găn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh bình dương giai đoạn 2015 2025 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w