Quy trình nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 40)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nguồn: nghiên cứu của tác giả

Do mục tiêu nghiên cứu của đề tài là các yếu tố quyết định khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam nên chương cơ sở lý luận tìm hiểu 2 vấn đề trọng tâm là:

Hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại: tìm hiểu về khái niệm, vai trị, các sản phẩm tín dụng cá nhân, các yếu tố tác động đến hoạt động tín

dụng cá nhân. Từ đó tìm thấy được sự cần thiết cũng như những lợi ích mà hoạt động cấp tín dụng cá nhân mang lại trong cuộc sống, cho sự phát triển trong nền kinh tế xã hội.

Giới thiệu mơ hình hồi quy Binary logistic và xây dựng mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.

Thông qua việc nghiên cứu chương 1 này, luận văn sẽ tiến hành vận dụng, đi sâu vào phân tích chương 2 của đề tài đó là: thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân và kiểm định lại mơ hình tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

CHƢƠNG 2: KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.

2.1.Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

2.1.1.Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng bộ trưởng. Trong 25 năm tồn tại và phát triển, Agribank đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mơ hình Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đến nay, Agribank là một DN Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mơ hình Tổng cơng ty Nhà nước (tập đồn) mang tính hệ thống thống nhất rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phò ng giao d ịch

đươc̣

kết nố i trưc̣ tuyến. Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rôṇ g maṇ g lướ i ra nướ c ngoài khi chín

h thứ c khai trương chi nhánh đầu tiên taị Vương q́ c Campuchia.

Vớ i vai trị tr ụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nơng nghiệp, nơng thơn, Agribank chú trọng mở rơṇ g maṇ g lướ i

hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Hiện nay, Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên hàng triệu hộ sản xuất và hàng chục nghìn doanh nghiệp.Mạng lưới hoa

ṭ đơṇ g r ộng khắp góp

phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức.

Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngồi nước, Agribank ln chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế.Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đơng đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank.2.1.2.1.Môi trƣờng hoạt động kinh doanh. 2.1.2.1.Môi trƣờng hoạt động kinh doanh.

Ngày nay, việc tăng nhanh các tổ chức tín dụng cùng với nhu cầu ngày càng cao của thị trường làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng.

Môi trường kinh doanh ngành ngân hàng những năm gần đây được đánh giá là khó khăn đối với hoạt động của các NHTM nói chung và Agribank nói riêng: (i) NHNN liên tục giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp và quy định trần lãi suất cho vay, trong khi nhu cầu vốn của nền kinh tế rất lớn, do vậy nguồn vốn trở thành bài tốn khó đối với các NHTM; (ii) Thị trường vàng và chứng khoán liên tục biến động đã thu hút một lượng vốn từ nền kinh tế; (iii) Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn do chịu sự tác động suy thối kinh tế tồn cầu;

Bên cạnh đó, tình hình thiên tai bão lũ liên tục đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ngồi ra, việc triển khai các sản phẩm tín dụng của Agribank chịu ảnh hưởng bởi chủ trương kiểm sốt tăng trưởng tín dụng của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế đầu tư công và chi từ nguồn ngân sách. Việc cắt giảm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chậm thanh tốn, ngân hàng thắt chặt tín dụng và lãi suất cho vay liên tục tăng cao khiến nhiều Doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất, làm ăn thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ vay. Thị phần của Agribank thời gian qua vì thế cũng có những thay đổi lớn.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động chung.

Theo báo cáo thường niên của Agibank (2012, 2013, 2014), hoạt động trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thối, kinh tế trong nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong 6 tháng đầu năm 2014 do những biến động của nền kinh tế, thị trường vốn, lãi suất, vốn huy động và dư nợ cho vay liên tục giảm, song với những biện pháp chỉ đạo quyết liệt của Hội đồng thành viên, Ban điều hành, sự đồng thuận, nỗ lực của toàn hệ thống, Agribank tiếp tục khẳng định vị trí, vai trị của Ngân hàng thương mại hàng đầu đối với thị trường tài chính nơng thơn và nền kinh tế đất nước, góp phần tích cực cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

So với năm 2012, Agribank đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong năm 2013. Vốn huy động tăng trưởng 6,39%, tăng trưởng tín dụng đạt 4,97%. Nợ xấu từng bước được kiểm soát với tỷ lệ 5,8%, giảm được 0,3% so với năm 2012. Thanh khoản được giữ vững ổn định. Tình hình tài chính tăng trưởng khá. Hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập từ dịch vụ tăng 29% so với năm 2012. Công tác quản trị điều hành được đổi mới kiện toàn theo hướng sâu sát từ Trụ sở chính đến các đơn vị cơ sở, linh hoạt và phù hợp với diễn biến thị trường, góp phần đưa hoạt động kinh doanh của Agribank ổn định và có hiệu quả.

Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản của Agribank đạt trên 693.517 tỷ đồng; tổng nợ phải trả đạt trên 627.000 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 556.000 tỷ đồng. Agribank có 2.400 chi nhánh và phịng giao dịch trong và ngồi nước, có cơ sở khách hàng trên 30.000 DN, hàng triệu hộ sản xuất và hàng ngàn đối tác trong và ngồi nước, có quan hệ đại lý với 1.033 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đến 31/12/2014, tổng tài sản của Agribank đạt 762,869 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2013. Tổng nợ phải trả đạt 690,191 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2013, trong đó, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 78% vốn huy động.

Tổng dư nợ cho vay (bao gồm ngoại tệ quy đổi) của ngân hàng đạt 605,324 tỷ đồng, tăng 8.8%. Dư nợ cho vay nơng nghiệp, nơng thơn duy trì mức độ tăng trưởng, đạt 411,295 tỷ đồng, tăng 32,310 tỷ đồng (+8.5%) so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 74%/tổng dư nợ. Riêng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 39,972 tỷ đồng, tốc độ tăng 13.4% tương đương với tốc độ tăng trưởng dư nợ toàn ngành ngân hàng năm 2014.

Ngân hàng cho biết kết quả kinh doanh dịch vụ tăng trưởng ổn định so với năm trước, đến 31/12/2014, tổng thu dịch vụ của Agribank đạt 2,877 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2013, đạt 104% kế hoạch 2014. Trong đó, nhóm dịch vụ thanh tốn trong nước tăng 10%, nhóm dịch vụ thanh tốn quốc tế tăng 11%, nhóm dịch vụ thẻ tăng 47%, các dịch vụ khác tăng 8%.

Bên cạnh đó, ngân hàng cơng bố lãi hoạt động kinh doanh vốn, đầu tư giấy tờ có giá tăng 40% so với năm 2013.

Kết quả năm 2014, Agribank đạt lợi nhuận trước thuế 3.238 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 101% kế hoạch năm 2014.

Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2012 – 2014.

STT Chỉ tiêu

Năm 2012

2013 2014

Số liệu Tăng so với2012 Số liệu với 2013Tăng so

1 Tổng tài sản 614.947 693.517 11,33% 762.869 10,00%

2 Tổng nợ phải

trả 579.536 627.446 8,27% 690.191 10,00%

3 Tổng dư nợ 443.476 480.453 8,34% 530.600 10,44%

4 Lợi nhuậntrước thuế 4.104 3.055 -25,57% 3.238 6,00%

Nguồn: báo cáo tài chính Agribank các năm 2012, 2013, 2014

2.2. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Phát triển Nông thôn Việt Nam

Bảng 2.2: Dƣ nợ tín dụng cá nhân / Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng khách hàng của Agribank (2012 – 2014)

Chỉ tiêu/năm

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ ( tỷ VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ Dƣ nợ (tỷ VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ Dƣ nợ (triệu VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ Tổng dư nợ tín dụng 443.476 100% 480.453 100% 530.600 100% Dư nợ doanh nghiệp 231.512 52.2% 234.972 48.9% 232.242 43.8% Dƣ nợ cá nhân 211.964 47.8% 245.481 51.1% 298.358 56.2%

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Theo báo cáo thường niên của Agibank (2012, 2013, 2014), năm 2012 dư nợ tín dụng cá nhân là 211.964 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47.8% tổng dư nợ. Sang năm 2013, tỷ trọng dư nợ cá nhân so với tổng dư nợ tăng 3.3%,và cụ thể dư nợ cá nhân tăng 33.517 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay (cả ngoại tệ quy đổi VNĐ) của Agribankđạt 530,600 tỷ đồng, tăng 50,147 tỷ (tăng 10.4%) so với cuối năm 2013.Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân tăng 52.877 tỷ đồng, tốc độ tăng 21,54% so với 31/12/2013, cao gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng tín dụng dư nợ cho vay nền kinh tế. Hoạt động tín dụng cá nhân đã có sự tăng trưởng đáng kể thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín cá nhân tăng 86.394 tỷ đồng so với năm 2012. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ tăng 8.4% so với năm 2012, đây cũng là mức tăng đáng kể nhất trong các năm từ 2012 – 2014.Tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư cho “Tam nông”, dư nợ cho vay nơng nghiệp, nơng thơn tính đến 31/12/2014 đạt 378.985 tỷ đồng, tăng 58.910 tỷ đồng ( tăng 18,4%) so với cuối năm 2013, chiếm tỷ lệ 71,4% tổng dư nợ cho vay.

Như vậy, năm 2014 dư nợ cho vay của Agribank đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, đã tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay khách hàng xuất khẩu và thực hiện các chương trình của Chính phủ, NHNN. Dư nợ cho vay ở hầu hết các khu vực, các lĩnh vực đều tăng trưởng tốt như: Khu vực miền núi phía Bắc tăng cao nhất đạt 21,3%; cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản 27.596 tỷ đồng, tăng 3.665 tỷ đồng ( tăng 15,3%) so với cuối năm 2013; cho vay ngành lương thực 17.005 tỷ đồng, tăng 1.118 tỷ đồng (tăng7,04%); cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê 10.451 tỷ đồng, tăng 534 tỷ (tăng 5,4%); cho vay chăn nuôi 74.020 tỷ đồng, tăng 14.608 tỷ đồng (tăng 24,6%)…

Nhìn chung dư nợ cá nhân tăng qua các năm do có vai trị chủ lực trong đầu tư cho “Tam nơng”, dư nợ cho vay nơng nghiệp, nơng thơn tính đến 31/12/2014 đạt 378.985 tỷ đồng, tăng 58.910 tỷ đồng ( tăng 18,4%) so với cuối năm 2013, chiếm tỷ lệ 71,4% tổng dư nợ cho vay.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, dư nợ tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng và tỷ trọng này ngày càng tăng qua các năm. Điều này đi cùng xu thế diễn ra chung của ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, tức là tăng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân và giảm dần tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân

Bảng 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu của Agribank (2012 – 2014).

Chỉ tiêu/năm

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nợ xấu (tỷ VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ Nợ xấu (tỷ VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ Nợ xấu (tỷ VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ Nợ xấu 27.229 6.14% 27.866 5.8% 43.296 8.16% nợ cá nhân 211.964 47.8% 245.481 51.1% 298.358 56.2%

Tổng dư

nợ tín

dụng.

443.476 100% 480.453 100% 530.600 100%

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ báo cáo thường niên của Agibank (2012, 2013, 2014)

Theo báo cáo thường niên của Agibank (2012, 2013, 2014), năm 2012 nợ xấu là 27.229 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6.14% trên tổng dư nợ. Sang năm 2013, nợ xấu tăng 27.866 tỷđồng , chiếm 5.8% so với tổng dư nợ. Đến năm 2014, nợ xấu tăng 43.296 tỷ đồng, tương đương 8.16%tổng dư nợ năm 2014.Trong khi đó đến 31/12/2014, Agribank có vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng.Tỷ lệ nợ xấu theo kết quả kiểm toán của Agribank đạt tỷ lệ tới 8,16%, tăng 34,43% so với cùng kỳ năm 2012. Thậm chí, tỷ lệ này cịn cao hơn cả tỷ lệ nợ xấu tồn hệ thống ngân hàng theo thống kê của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, chỉ là 7,8%.Nợ xấu đang có xu hướng tăng lên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, bên cạnh đó cũng làm ảnh hưởng đến mức thu nhập của khách hàng, khiến nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. Khơng những thế, việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng chưa đảm bảo theo quy định, do sai sót trong phân loại nợ, xác định giá trị tài sản đảm bảo và tỷ lệ khấu trừ tài sản đảm bảo

2.2.3. Tình hình dƣ nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn vay:

Bảng 2.4 : Dƣ nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn vay (2012 -2014)

Chỉ tiêu/năm

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ (triệu VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ cá nhân Dƣ nợ (triệu VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ cá nhân Dƣ nợ (triệu VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ nhân

Ngắn hạn 147.010 63.5% 152.262 64.8% 152.583 65.7% Trung dài hạn 84.502 36.5% 82.710 35.2% 79.659 34.3% Tổng dư nợ tín dụng cá nhân 231.512 100% 234.972 100% 232.242 100%

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ báo cáo thường niên của Agibank (2012, 2013, 2014)

Qua bảng số liệu nhận thấy, dư nợ tín dụng cá nhân ngắn hạn năm 2013là 152.262 tỷ đồng, tương ứng tăng lên 64.8% so với tổng dư nợ cá nhân, năm 2014 có tăng lên 152.583 tỷ đồng nhưng khơng đáng kể. Dư nợ tín dụng cá nhân trung và dài hạn giảm qua các năm, cụ thể năm 2013 giảm 1.792 tỷ đồng, tương ứng giảm 2.12% so với năm 2012, năm 2014giảm còn 79.659 tỷ đồng, tương ứng giảm 5.73% so với năm 2012. Qua đó nhận thấy ngân hàng đang tập trung cho vay ngắn hạn, chưa tập trung cho vay dài hạn và một phần do nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn cịn hạn chế.

2.2.4. Tình hình dƣ nợ tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w