7. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở trường trung học phổ thông
1.4.1. Xây dựng kế hoạch công tác KTN Bở trường THPT
Kế hoạch KTNB của trường là một bộ phận của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. HT xây dựng kế hoạch KTNB ngay từ đầu năm và phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường và phải có tính khả thi cao.
a) Các bước lập kế hoạch KTNB
Căn cứ vào văn bản hướng dẫn nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành năm học của Sở GD&ĐT, căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của nhà trường. HT tiến hành lập kế hoạch KTNB năm học nhằm xác định mục tiêu, chương trình hành động, biện pháp thực hiện và các điều kiện cần thiết để hoàn thành mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch KTNB gồm các bước sau:
- Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch KT theo kế hoạch năm học Bộ, Sở và các quy định, quy phạm liên quan đến hoạt động KT.
- Đánh giá thực trạng công tác KTNB của nhà trường; - Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho KTNB.
- Xây dựng các biện pháp, giải pháp để đạt mục tiêu, chỉ tiêu; trong đó có tính tốn nhu cầu nhân lực, tài chính đảm bảo cho việc thực hiện.
- Dự kiến phân công, phân cấp thực hiện từ Hiệu trưởng, đến các thành viên Ban KTNB….
- Dự kiến kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.
b) Những yêu cầu khi lập kế hoạch KTNB
Để có chất lượng thì cơng tác lập kế hoạch thanh tra cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Đầu năm học, HT căn cứ trên hướng dẫn về công tác kiểm tra Sở GD&ĐT, - Căn cứ vào nghị quyết của Chi bộ, Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, nhiệm vụ chính trị được giao để xây dựng KTNB. Xây dựng kế hoạch KTNB phải có cơ sở khoa học dựa trên lý luận về kế hoạch hoá, phải đảm bảo nguyên tắc, quy trình và phương pháp lập kế hoạch phải phù hợp với tình hình, điều kiện cho phép của nhà trường và có tính khả thi cao.
- Xây dựng kế hoạch KTNB theo tuần tự, từ kế hoạch KTNB năm học, kế hoạch từng học kỳ, hàng tháng đến kế hoạch hàng tuần... với những lịch biểu cụ thể.
mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, cá nhân được KT, thời gian tiến hành KT, phương pháp tiến hành KT.
- Nội dung KTNB phải có tính thuyết phục, hình thức KTNB phải gọn nhẹ không gây tâm lý căng thẳng, nặng nề cho đối tượng được KT, cần huy động được nhiều lực lượng tham gia KT và dành thời gian cần thiết thích đáng cho KT.
- Kế hoạch KTNB phải đảm bảo tính ổn định tương đối và được cơng khai trong tập thể hội đồng sư phạm ngay từ đầu năm học.
Việc xây dựng kế hoạch KTNB được thực hiện một cách kỹ lưỡng, cụ thể và dự kiến được các nguồn lực thì cơng tác KTNB trong nhà trường được tiến hành một cách thuận lợi, đảm bảo hoàn thành mục tiêu và giúp cho HT quản lý tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường.