Kiểm tra, đánh giá công tác KTNB

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 40 - 43)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở trường trung học phổ thông

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá công tác KTNB

Bất kì hoạt động nào nếu khơng có cơng tác đánh giá việc thực hiện kế hoạch thì hoạt động ấy sẽ không thể gọi là thành công. Nếu khơng tổng kết, đánh giá kết quả thì những lần KT sau chắc chắn sẽ không được thực hiện nghiêm túc.

Tổng kết, đánh giá là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình triển khai KTNB ở trường THPT, qua đó phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra ngun nhân, biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó. Theo lý thuyết, tổng kết, đánh giá kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lí nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện - điều chỉnh - khuyến khích.

Sau khi kiểm tra, HT cần thực hiện tốt sơ kết, tổng kết theo từng tháng hoặc từng đợt, từng học kỳ, tổng kết năm học. Cần chú ý lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm

tra bằng hồ sơ KT (đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ kiểm tra: tính chính xác, khách quan; tính tồn diện; tính rõ ràng, cụ thể; tính nhân văn).

Căn cứ những ý kiến, đề xuất, HT sẽ có chỉ đạo cụ thể nhằm khen thưởng, động viên kịp thời hoạt động của các thành viên trong Ban KTNB cũng như có sự nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời công tác KT. Chỉ đạo các kế hoạch, giải pháp trọng tâm trong nội dung KT những thời gian tiếp theo. Đồng thời tham mưu với các cấp những vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả của công tác KTNB nhà trường.

Bên cạnh đó, các kết luận KT là cơ sở cho nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong trường; cải tiến công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác KT, nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục nói chung.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện KTNB trường THPT, nhà quản lý cần xây dựng và ban hành quy định KTNB trường học nhằm đảm bảo việc quản lý hoạt động KTNB trường THPT đạt được hiệu quả mong muốn.

Xây dựng quy định kiểm tra, giám sát hoạt động KTNB trường THPT. Quy chế gồm các nội dung sau:

- Phạm vi điều chỉnh và đối tượng: Quy chế này quy định việc kiểm tra, giám sát hoạt động KTNB trường THPT tại các trường THPT được thành lập theo Điều lệ trường THPT;

- Mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động KTNB trường THPT: Hoạt động KTNB trường THPT thực hiện đúng kế hoạch, nội dung, phương pháp và quy trình KTNB trường học đã được quy định trong hệ thống quản lý; hoạt động KTNB trường THPT được thực hiện khách quan, khoa học, đạt được hiệu quả mong muốn;

- Tổ chức, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm sốt nội bộ: Thiết lập và duy trì hoạt động KTNB trường THPT, giúp Hiệu trưởng điều hành hoạt động KTNB theo đúng các quy định quản lý trong hệ thống. Đảm bảo hoạt động KTNB trường THPT phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời trên tất cả các lĩnh vực chun mơn nghiệp vụ, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị trường học… tại các trường THPT (thuộc phạm vi quản lý của Sở GD&ĐT tỉnh, thành phố).

- Các yêu cầu và nguyên tắc của hoạt động KTNB trường học:

+ Các nội dung kiểm tra phải được nhận diện, có tiêu chuẩn đo lường, được đối chiếu với các quy định hiện hành, được đánh giá một cách thường xuyên, liên tục nhằm phát hiện kịp thời, ngăn ngừa các sai lệch;

+ Cơ chế kiểm tra, kiểm soát phải được thiết kế, thực hiện ngay trong mọi hoạt động nghiệp vụ tại các khối, tổ, bộ phận trong trường THPT và được áp dụng dưới nhiều hình thức: Cơ chế phân cấp, ủy quyền rõ ràng minh bạch đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động KTNB trường THPT; cơ chế kiểm tra chéo giữa các bộ phận trong cùng quy trình nghiệp vụ (khối, tổ, bộ phận); quy định chỉ tiêu cần

đạt được đối với từng đối tượng kiểm tra theo các nội dung đã được xác định;

+ Cơ chế phân cấp, ủy quyền phải được thiết lập, phải được thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng, tránh xung đột lợi ích, đảm bảo các điều kiện hoạt động KTNB bộ khơng thể bưng bít thơng tin, hoặc che dấu các hành vi vi phạm;

+ Phải xây dựng hệ thống thông tin, phải đảm bảo thông tin kịp thời đầy đủ về các hoạt động KTNB tại các trường THPT;

+ Phải đảm bảo mọi giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh quán triệt được tầm quan trọng của KTNB trường học, vai trò của từng bộ phận, cá nhân trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát liên quan đến chức năng nhiệm vụ của bộ phận, cá nhân, phải thực hiện một cách đầy đủ, đúng quy trình, quy định khi tham gia hoạt động KTNB trường THPT;

+ Hiệu trưởng, người điều hành các tổ, khối, bộ phận phải thường xuyên xem xét, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ. Mọi khiếm khuyết của hệ thống này, cũng như những hoạt động KTNB trường THPT phải được báo cáo kịp thời cấp quản lý trực tiếp. Đối với những khiếm khuyết có tính rủi ro cao, gây sai lệch nghiêm trọng phải được báo cáo với thanh tra giáo dục của hệ thống;

+ Các cá nhân, bộ phận phải thường xuyên thực hiện tự KTNB việc thực hiện quy định, quy trình nội bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động KTNB của bản thân và tổ chức.

+ Hiệu trưởng, người điều hành các tổ, khối, bộ phận phải báo cáo, đánh giá kết quả KTNB của đơn vị mình, đề xuất xử lý, điều chỉnh đối với những tồn tại, bất cập của đơn vị (nếu có) sau kiểm tra với cấp quản lý trực tiếp và gửi báo cáo theo định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của cấp quản lý trực tiếp.

- Tự kiểm tra, đánh giá hệ thống và hoạt động KTNB trường THPT: Định kỳ hàng năm, trường THPT tự kiểm tra, rà sốt hệ thống KTNB của trường học, cơng việc này do Hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện. Việc kiểm tra, đánh giá này dựa trên mục tiêu, nội dung, hình thức của hệ thống KTNB trường học, nhằm chỉ rõ những tồn tại của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chỉ rõ những điểm cần thay đổi của hệ thống và hoạt động KTNB trường học, cách xử lý, khác phục các vấn đề tồn tại đó.

 Kiểm tra, kiểm sốt độc lập của kiểm tra chuyên trách:

- Căn cứ vào các quy định, quy mơ, tính chất đặc thù của hệ thống trường THPT thuộc phạm vi quản lý, mà kiểm tra chuyên ngành tự quyết định thành lập bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên ngành.

- Bộ phận kiểm tra chuyên trách có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế trong hoạt động KTNB trường THPT, giúp Sở GD&ĐT thực hiện kiểm tra, rà sốt, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, cũng như của các hoạt động KTNB trường THPT, nhằm phát hiện, ngăn ngừa, kịp thời kiến nghị xử lý những tồn tại, những sai lệch trong mọi hoạt động nghiệp vụ, cũng như hoạt động KTNB trường THPT, Đồng thời hoàn thiện hệ thống kiểm tra,

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thpt trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)