7. Cấu trúc luận văn
1.6. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ ở các trường THPT
1.5.2. Yếu tố khách quan
Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về yêu cầu về đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học: đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, KT đánh giá bảo đảm trung thực, khách quan. Những thực hiện tốt những u cầu này địi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ của QL hoạt động KTNB trường học.
Các văn bản pháp quy đề cập đến hoạt động KTNB trường học hiện nay chưa nhiều, đã lạc hậu; các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục vì vậy việc quản lý và chỉ đạo hoạt động KTNB từ cơ quan QLGD cấp trên tới các nhà trường gặp những khó khăn nhất định.
Nguồn lực tài chính dành cho cơng tác KTNB trường học chưa được bố trí, chưa được quy định cụ thể, chỉ vận dụng trong kinh phí hoạt động hằng năm của các đơn vị trường học.
Chủ trương của Ngành về đổi mới công tác quản lý GD, đào tạo, thực hiện dân chủ trong nhà trường, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GD, đào tạo; coi trọng QL chất lượng. Đó là những yếu tố khách quan thúc đẩy hoạt động KTNB trường học. Một trong các nội dung đổi mới QLGD là đảm bảo dân chủ hóa trong GD, thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá cán bộ QL. Điều này có tác dụng tích cực, song cịn khá mới mẻ đối với các trường THPT…
1.6. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ ở các trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
1.6.1. Thực hiện đổi mới giáo dục THPT
a) Thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục:
Mục tiêu, nội dung chương trình được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; đồng thời tích ứng với nhu cầu nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế – xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương; thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học.
Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thơng tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong q trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội.
c) Thực hiện đổi mới đánh giá:
Mọi hoạt động giáo dục đều bắt nguồn từ việc xác định mục tiêu và kết thúc bằng đánh giá. Đánh giá có liên quan chặt chẽ với kiểm tra, dựa vào kiểm tra và là kết quả của kiểm tra, do đó kiểm tra, đánh giá thường đi liền với nhau.
- Đánh giá trong quá trình dạy học của giáo viên.
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình quản lý. Kiểm tra, đánh giá đúng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động của học sinh. Kiểm tra chất lượng dạy của giáo viên qua dự giờ, soạn bài, giáo trình biên soạn, việc kiểm tra dưới nhiều hình thức: có báo trước, khơng báo trước. Q trình kiểm tra phải đặc biệt chú ý rút kinh nghiệm, đánh giá xếp loại một cách khách quan.
Kiểm tra việc thực hiện tiến độ chương trình, đối chiếu với kế hoạch cá nhân để tránh hiện tượng giáo viên giảng dạy tuỳ tiện không đúng với phân phối chương trình của Bộ quy định. Đặc biệt việc quản lý sổ đầu bài phải ghi nhận xét và ký sổ đầu bài.
Kiểm tra việc đánh giá xếp loại của giáo viên đối với học sinh: các hình thức kiểm tra cần phải giúp giáo viên thực hiện, cho điểm theo đúng quy định của Bộ Giáo dục đào tạo. Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ ... giáo viên phải chấm, chữa và trả bài đầy đủ, đúng thời gian quy định.
Đánh giá giáo viên là công việc quan trọng và cần thiết trong tồn bộ q trình quản lý. Đó sự xác nhận của nhà trường đối với năng lực, phẩm chất của giáo viên. Đánh giá nhằm giúp người quản lý có được những phương thức hữu hiệu, đồng thời giúp giáo viên tự rèn luyện vươn lên hồn thiện mình hơn trong nghề nghiệp. Vì vậy cần có những nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan của người quản lý về giáo viên.
- Kiểm tra, đánh giá học sinh:
Kiểm tra, đánh giá học sinh là một yêu cầu quan trọng của q trình dạy học, có tác dụng thúc đẩy cho sự phát triển năng lực của học sinh. Kiểm tra đánh giá phải chính xác, chân thực cịn có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ngun nhân thành cơng hoặc thất bại, để tìm ra những biện pháp có hiệu quả hơn.
1.6.2. Yêu cầu nâng cao chất lượng GD phổ thông ở VN
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mơ giáo dục hợp lý. Theo đó, cần coi trọng cả ba mặt: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng… - Cuộc cách mạng Khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng
cho sự phát triển kinh tế tri thức. Tốc độ và trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao.
- Tồn cầu hố và hội nhập quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, đặt ra vị trí, yêu cầu mới cho giáo dục. Các nước đều xem phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đã, đang dành cho giáo dục những đầu tư ưu tiên, đẩy mạnh cải cách giáo dục nhằm giành ưu thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
- Công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong giáo dục. Với việc kết nối mạng, các công nghệ, tri thức đã là tài sản chung lan đến cả ở các địa điểm xa xơi, cách trở và khó tiếp cận và không chỉ giới hạn với một số ít người. Giáo dục từ xa đã trở thành một thế mạnh của thời đại, tạo nên một nền giáo dục mở, phi khoảng cách, thích ứng với nhu cầu của từng người học. Đây là hình thức giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi và cho mọi người, trở thành giải pháp hiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về giáo dục.
- Để phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng hội nhập thì giáo dục thì giáo dục càng đóng vai trị quyết định trong việc đào tạo, bồi dưởng nguồn nhân lực có đủ năng lực thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước.
- Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Việt Nam đang tích cực chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, với mơi trường chính trị ổn định và mức sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện. Việc chủ động tích cực hội nhập quốc tế, và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạo thêm nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước[12].
Tiểu Kết chương 1
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Có thể khẳng định, KTNB ở trường học là một chức năng cơ bản, quan trọng trong công tác kiểm tra, quản lý của HT; là hoạt động KT mang tính pháp chế nên cơng tác KT khơng thể tùy tiện và hình thức. Qua KTNB, nhà trường đánh giá đúng thực trạng tình hình của nhà trường trong mối quan hệ chung và có sự so sánh với mặt bằng của địa phương, khu vực vùng miền và tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và trường chuẩn quốc gia theo qui định; khẳng định những mặt đã làm được, phát huy ưu điểm và tư vấn những biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém; đồng thời kiến nghị với các cấp quản lí điều chỉnh bổ sung các chính sách, qui định cần thiết phù hợp với thực tế.
Đối với nhà trường, cơng tác KTNB là một cơng cụ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.
Chương 1 của luận văn đã làm rõ các khái niệm cơ bản, xây dựng cơ sở lý luận về công tác KTNB trường học và quản lý công tác KTNB ở trường THPT. Luận văn cũng đã tập trung phân tích những lý luận về cơng tác KTNB trường học (vị trí, vai trị, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức KTNB) và làm rõ việc xây dựng kế hoạch, lực lượng, điều kiện, xử lý, lưu trữ, tổng kết đánh giá công tác KTNB, xác định những nội dung QL công tác KTNB trường học theo tiếp cận các chức năng QL điều đó cho thấy cần thiết phải những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng cơng tác KTNB trường THPT, qua đó nâng cao hiệu quả QL của người HT, tác động trực tiếp đến chất lượng GD toàn diện của nhà trường.
Các vấn đề lý luận được trình bày trong Chương 1 cho thấy cần thiết phải có những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng cơng tác KTNB ở trường THPT, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý của người HT, tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Tuy nhiên, để xác định được các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác KTNB ở các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam thì cần phải đánh giá đúng thực trạng quản lý công tác này trong những năm gần đây, chỉ ra những việc đã làm được và chưa làm được, phân tích được nguyên nhân những hạn chế và tồn tại của thực trạng, biết xác định đâu là vấn đề trọng tâm để thực hiện KT có hiệu quả cao nhất.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN NÚI THÀNH,
TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Vài nét về vị trí địa lý, dân cư và tình hình kinh tế, xã hội huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam