7. Bố cục đề tài
1.2. Các di tích lịch sử văn hóa và làng nghề ở huyện Duy Xuyên
1.2.2. Những làng nghề truyền thống
Hình thành và tồn tại qua hàng trăm năm, các làng nghề truyền thống tại Duy Xuyên không đơn thuần là một tổ hợp kinh tế, không chỉ là hoạt động sản xuất của một cá nhân nào đó thiên về phát triển kinh tế hộ gia đình, mà tất cả là sự kết tinh trong khơng gian tồn tại của nó là văn hóa sản xuất, văn hóa tinh thần, là nếp ăn, nếp ở, phong tục tập quán... Do đó, mỗi làng nghề là một khơng gian văn hóa giàu bản sắc hay một bức tranh thu nhỏ về văn hóa làng Việt. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với sản xuất các mặt hàng lưu niệm mang tính chất đặc trưng sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch bổ trợ đắc lực cho các sản phẩm mũi nhọn (nghỉ dưỡng biển), sản phẩm thế mạnh (văn hóa tâm linh). Đồng thời, phát triển các sản phẩm lưu niệm gắn với khơng gian làng nghề, cũng góp phần phát triển du lịch một cách bền vững. Bởi nó góp phần nâng cao trách nhiệm của cả người dân và du khách trong việc gìn giữ nghề truyền thống, bảo vệ môi trường, cảnh quan làng nghề, nhằm tạo nên một khơng gian văn hóa giàu bản sắc.
Gắn các sản phẩm lưu niệm với phát triển du lịch làng nghề đang trở thành hướng đi của nhiều địa phương và ngày càng nhận được sự quan tâm của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Nhằm tạo cơ sở thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch làng nghề, thời gian qua, Duy Xuyên đã có những hướng bước đầu tiếp cận tích cực, gắn với phát triển các sản phẩm nơng nghiệp, phi nơng nghiệp và dịch vụ có lợi thế. Điển hình là việc phê duyệt quy hoạch các điểm du lịch làng nghề, du lịch sinh thái gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Làng du lịch cộng đồng Trà Nhiêu; quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn... Cùng với đó, huyện cũng đang tập trung khai thác,
phát huy tiềm năng và lợi thế của các làng nghề, nhằm kết nối với các khu, điểm du lịch. Qua đó, góp phần gia tăng tính hấp dẫn cho các tour, tuyến du lịch. Đồng thời, từng bước khắc phục khó khăn về khoảng cách giữa các khu, điểm du lịch; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, mở rộng tuyến du lịch và sản phẩm du lịch. Ngồi ra, huyện cũng tích cực triển khai các chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch trọng tâm, trọng điểm trên các kênh truyền hình, mạng xã hội, báo chí …
Mặc dù vậy, cũng cần khách quan nhìn nhận, việc gắn kết giữa sản xuất mặt hàng lưu niệm với làng nghề, để tạo ra sản phẩm du lịch hoàn chỉnh ở Duy Xuyên , hiện vẫn đang ở những bước “khởi động”. Bởi thực tế, hiện mới có một số sản phẩm dù từng một thời nổi tiếng nhưng thiếu tính bền vững, ít có sự quảng bả để du khách tiếp cận. Song, cách thức du khách tiếp cận với các sản phẩm này thường là qua nhiều kênh “chưa chính thống” như bạn bè, người thân giới thiệu, biếu, tặng...; thay vì mua từ các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hay từ quá trình tham quan, trải nghiệm ở chính các làng nghề ấy. Cũng từ thực tế này mà việc hình thành sản phẩm làng nghề hoàn chỉnh, gắn với sản xuất các sản phẩm lưu niệm ở Duy Xuyên cần phải có những quan tâm đặc biệt dể góp phần tạo sản phẩm lưu niệm đặc trưng tăng thêm phần hấp dẫn cho du khách khi đến với Duy Xuyên [3,8,16].
Bảng I.5. Danh mục làng nghề huyện Duy Xuyên
01 Làng nghề dâu tằm Duy Trinh Xã Duy Trinh
02 Làng nghề ươm tơ dệt lụa Mã Châu TT Nam Phước
03 Làng nghề dệt chiếu An Phước Xã Duy Phước
04 Làng Dệt chiếu Cói Bàn Thạch Xã Duy Vinh
05 Làng nghề gốm xứ La Tháp Xã Duy Hòa
06 Làng nghề làm bánh truyền thống Xã Duy Châu
(Nguồn: Phịng văn hóa thơng tin huyện Duy Xuyên)
- Làng dệt Mã Châu
Làng dệt Mã Châu thuộc thôn Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước, huyện Duy huyên, tỉnh Quảng Nam, được hình thành từ thế kỷ XVI, với tên gọi đầu tiên là Tứ Mã. Tứ Mã gồm Mã Đông, Mã Tây, Mã Thành và Mã Thượng.
Làng dệt Mã Châu nằm ở vị trí tiếp giáp cả 3 con sông lớn: sông Thu Bồn, sôngVu Gia và sơng Bà Rén. Nhờ đó, hàng năm làng dệt này được phù sa bồi đắp, đất đai màu mở, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trông dâu nuôi tằm để ươm tơ, dệt lụa. Làng dệt Mã Châu nổi tiếng tơ lụa đẹp từ thời Chúa Nguyễn kéo dài đến thời Pháp thuộc. Sản phẩm tơ lụa Mã Châu chuyên cung cấp cho vua chúa, giới quý tộc và xuất khẩu qua bến Đò Tơ – bến đò thuộc làng Mã Châu. Nhờ thuận lợi này tơ lụa của Mã Châu được chuyển đến khắp nơi trong nước và các nước. Tơ lụa Mã Châu sớm khẳng
định thương hiệu trên thị trường các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á và một số nước châu Âu. Vào thế kỷ 19, khi người Pháp đến Việt Nam, Mã Châu lại có thêm nghề trông bông, dệt vải. Sau năm 1975, làng dệt lụa Mã Châu hồi sinh, tiếp tục phát huy nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm. Đặc biệt, những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, làng dệt lụa Mã Châu đã được đầu tư quy hoạch lại tập trung trên diện tích 250ha, với hơn 160 hộ gia đình chun làm nghề ươm tơ dệt lụa. Mỗi năm, làng nghề sản xuất hàng trăm ngàn mét tơ lụa phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. Sản phẩm từ tơ lụa Mã Châu may thành những chiếc khăn, chiếc giỏ tay cho đến những chiếc đèn lồng… làm vật lưu niệm bày bán nơi phố cổ Hội An. Tơ lụa Mã Châu khơng bó hẹp trong các sản phẩm lưu niệm cho du khách, mà cịn có sức cạnh tranh cao trên thị trường và đang được các doanh nghiệp xuất khẩu ở Quảng Nam và Đà Nẵng đặt hàng.[1,15,tr366].
- Làng chiếu Bàn Thạch
Làng chiếu Bàn Thạch nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, được thành lập từ thế kỷ XV. Vào năm 1402, Phạm Nhữ Dực được Hồ Hán Thương cử vào làm Chánh đô án phủ sứ phủ Thăng Hoa. Nhiều tộc họ Việt theo ông vào khai khẩn mở đất Thăng Hoa và các làng xã dần được thành lập. Làng Bàn Thạch cũng ra đời trong bối cảnh đó. Theo gia phả các tộc họ làng Bàn Thạch thì tiền hiền của họ là người Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã di cư theo Phạm Nhữ Dực vào mở đất lập làng. Nhiều người khi ở Nga Sơn làm nghề dệt chiếu, nên vào Quảng Nam họ chọn vùng đất Bàn Thạch ven biển, vừa có phù sa màu mỡ, vừa có đầm lầy để trồng đay, trồng cói, lát để dệt chiếu.
Trong quá trình sản xuất, theo nhu cầu người dùng chiếu Bàn Thạch được sản xuất nhiều loại, như chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu bùa, chiếu nổi… mối loại có mỗi quy trình dệt và xử lý ngun liệu khác nhau. Tuy nhiên, quy trình chung nhất là sau khi thu hoạch cây đay, cói về phơi khơ, sau đó tước thành sợi chỉ thì đem nhuộm màu. Việc nhuộm này thực hiện với từng chùm sợi với mục đích tạo thành màu đậm nhạt khác nhau thì nhúng nhiều hoặc ít, có thể nhúng từ 2-3 lần. Sợi được nhuộm xong đem phơi khô đủ nắng, khơng để q nắng sợi sẽ bị gãy vì giịn, nhưng cũng không quá dịu sẽ dễ gây ẩm mốc dẫn đến hư hỏng. Sợi dùng để dệt phải đủ dài, không chắp nối nhằm dệt chiếc chiếu đẹp, bền.
Dệt chiếu ở Bàn Thạch theo khổ dệt và thoi. Khổ dệt thường làm bắng thân cây cau già, khơ, vì nó có ưu điểm là nhẹ, bền, thẳng. Khi dệt chiếu cần có hai người, một là giữ khổ (go), một người cầm thoi để dệt. Riêng đối với việc dệt chiếu hoa thì tùy theo hình dáng hoa văn mà người dệt ở Bàn Thạch điều khiển mặt cửi chạm nổi âm dương, mắc cửi đơn hoặc kép cho phù hợp, bàn tay thợ dệt phải thạt khéo léo, mềm mại, khi điều khiển sợi dây lúc nâng lên, lúc chìm xuống, cải ba, cải hai để cho ra hình hoa văn khớp nhau, đẹp mát mắt. Với kĩ thuật dệt này khác với các khu vực khác thợ
dệt chỉ in màu hoa văn lên chiếu trắng. Nhời kĩ thuật này mà chiếu Bàn Thạch vừa tinh xảo, vừa không phai màu sắc.
Làng chiếu Bàn Thạch có 355 hộ gia đình thì tới 300 hộ làm nghề chiếu. Với năng suất cao, mỗi năm làng Bàn Thạch cung cấp cho thị trường 500.000 đôi chiếu với giá trị lên đến hơn 13 tỷ đồng. Không chỉ ở chất liệu sản phẩm tốt, đan khéo léo, mà chiếu còn nổi bật lên nhờ những hoa văn bắt mắt do các nghệ nhân khéo tay dệt nên. Chiếu bàn thạch vì thế trở nên nổi tiếng lẫn trong và ngồi nước, có thời gian cịn được tiêu thụ mạnh tại thị trường Liên Xô, Đông Âu. Trong các hội chợ triễn lãm, hội chợ quốc tế cũng không vắng mặt chiếu Bàn Thạch, được khách hàng đặc biệt quan tâm và đặt mua với số lượng lớn.
Trước đây, gắn với làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch, có chợ chiếu Bàn Thạch, nằm sát bên bờ sông Thu, thuận lợi cho việc các ghe, thuyền vận chuyển sản phẩm chiếu đi khắp nơi để trao đổi, giao thương. Đặc biệt, thời gian họp chợ rất sớm lúc 4 giờ sáng, có thể nói là sớm nhất các chợ xứ Quảng lúc bấy giờ, và chợ họp hang ngày. Chọ này chỉ bán một mặt hàng duy nhất là chiếu và nguyên vật liệu làm chiếu.
Ngày nay đến với chợ chiếu, làng nghề dệt chiếu Bàn thạch rất thuận lợi giao thông. Quan trọng nhất là tuyến đường gắn kết giữa Hội An, Bàn Thạch, Mỹ Sơn là tuyến đường Hội An – Duy Vinh – QL14H. Nhờ đó, làng Chiếu Bàn Thạch là một trong những điểm đến của du khách du lịch đến Quảng Nam [1,15].
- Làng trồng dâu nuôi dâu tằm dệt lụa Đông Yên
Đông Yên là một làng cổ thuộc xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên nằm ven sông Thu Bồn, dọc trên tuyến Quốc lộ 14H(TL610 cũ), về phía Tây của huyện Duy Xuyên, cách trung tâm huyện Duy Xuyên 5km. Làng Đông Yên nổi tiếng với nghề trông dâu nuôi tằm và ươm tơ dệt lụa với nhiều mặt hàng nổi tiếng như lãnh, sa nhiễu, đũi, the, nệm… từng được xuất khẩu đi các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, thậm chí đến các nước phương Tây như Anh, Pháp, Bồ Đồ Nha… Với những sản phẩm đặc trưng của làng nghề Đơng n đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển thương cảng Hội An một thời sầm uất.
Đông Yên là quê hương của Bà Chúa Tàm Tang, nơi diễn ra câu chuyện tình lãng mạng của thế tử Nguyễn Phúc Lan với thơn nữ Đồn Thị Ngọc. Làng nghề Đơng Yên hưng thịnh nhất là thời chúa Nguyễn (1558-1775) và thời Pháp thuộc. Trong những giai đoạn đó hầu hết đất đai màu mỡ làng Đông Yên đều được trồng dâu nuôi tằm, và có hơn ¾ số dân làng làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Trong những năm kháng chiến chống pháp nghề dệt Đơng n vẫn ln duy trì trong làng kháng chiến, đến sau năm 1954, nghề này tiếp tục được phát triển nhưng au đó chiến tranh chống Mỹ ập đến, làm cho cư dân lưu lạc khắp nơi. Đến sau năm 1975, làng nghề truyền thống Đông Yên dần dần được phục hồi, mạnh nhất là khoảng giai đoạn 1975-1997, tập trung phát triển mạnh mẽ với hơn 200 hộ dân hoạt động, các bãi bồi ven sông lại tiếp tục mọc lên những nương dâu bát ngát với hàng trăm ha. Sau thời gian dài phát triển
mạnh, làng nghề dệt này cũng bị tụt dần do sự phát triển mạnh của cơ chế thị trường, hội nhập phát triển.
Từ năm 2006 đến nay, nhằm chủ trương khôi phục lại làng nghề để phục vụ cho con đường di sản, hướng đến phát triển du lịch, Nhà nước đã đang đầu tư làng nghề Đông Yên theo hướng phục vụ du lịch [15,tr366].
- Làng gốm sứ La Tháp