Thực trạng việc tổ chức, khai thác du lịch từ các làng nghề ở huyện Duy Xuyên

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di tích lịch sử văn hóa và làng nghề ở huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch (Trang 47)

7. Bố cục đề tài

2.2. Thực trạng việc tổ chức, khai thác du lịch từ các làng nghề ở huyện Duy Xuyên

tại các xã vùng Đông vào tháng Giêng âm lịch, lễ hội bà Thu Bồn tại lăng bà Thu Bồn, lễ hội bà Chiêm Sơn tại dinh bà Chiêm Sơn dịp tháng 2 âm lịch, hay lễ hội Trà Kiệu tháng 5 dương lịch.

Cái khó khăn ở các lễ hội nhằm để thu hút khách du lịch tâm linh đó là việc tổ chức hoạt động lễ hội tâm linh chỉ gói gọn trong các nghi thức truyền thống, chưa mở rộng hoạt động tâm linh, để làm thỏa mãn nhu cầu tâm linh từ du khách như khâu tổ chức hát Chầu văn, các loại hình khác chưa được thống nhất cho phép đưa vào… Từ đó khách du lịch tâm linh ngày càng giảm dần nhất là khách từ phương xa như các điện thờ Mẫu, các nhóm tín ngưỡng ở miền Nam, miền Bắc…

2.2. Thực trạng việc tổ chức, khai thác du lịch từ các làng nghề ở huyện Duy Xuyên. Xuyên.

2.2.1. Tổ chức quản lí du lịch các làng nghề

Ngồi lợi thế về số lượng các di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội dân gian bản địa đặc trưng vùng miền thì các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống cũng góp phần khơng nhỏ vào việc thu hút khách du lịch. Duy Xuyên là vùng đất với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng với sản phẩm có giá trị sử dụng và độ tinh xảo cao như: làng nghề tơ lụa Mã Châu tại thị trấn Nam Phước; làng nghề gốm Sứ La Tháp ngay cạnh Khu đền tháp Mỹ Sơn xã Duy Phú; làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch xã Duy Vinh, An Phước xã Duy Phước... Với nguồn tài nguyên đó, UBND huyện giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp cho phòng kinh tế hạ tầng phối hợp với phịng Văn hóa – Thơng tin và các phịng ban chức năng khác tham mưu, đề xuất những giải pháp cho việc hỗ trợ, tạo cơ chế, chính sách, đẩy mạnh việc khơi phục, định hướng cho các làng nghề trên địa bàn huyện hoạt động hiệu quả, tạo ra sản phẩm ổn định, thu hút lực lượng các nghệ nhân và lực lượng lao động trẻ, tạo sự bền vững lâu dài gắn với phục vụ du lịch. Xác định nhu cầu khách du lịch đến với làng nghề không chỉ tham quan nơi sản xuất, xem những sản phẩm truyền thống tinh xảo, tận mắt thấy được các công đoạn để hoàn thành một sản phẩm, mà họ còn muốn tìm hiểu về văn hóa địa phương, được trị chuyện với những người thợ, những nghệ nhân làng nghề. Bên cạnh đó du khách còn muốn được trải nghiệm thử một vài công đoạn sản xuất các sản phẩm.

Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các làng nghề ở huyện Duy Xuyên hoạt động mang tính tự phát, chủ gia đình, hoặc nhóm hộ (tổ hợp tác) tự tổ chức hoạt động, có sự hỗ trợ nguồn vốn từ nhà nước nhưng rất ít. Khách đến với các làng nghề chủ yếu thông qua

các tour du lịch của các cơng ty lữ hành là chính, tự khám phá, tìm hiểu, trao đổi với các nghệ nhân chứ ở đây chưa hình thành tổ chức quản lý, xâu chuổi các làng nghề thành hệ thống các làng nghề để quản lý, và tổ chức theo kiểu phục vụ du lịch. Chính vì vậy mà việc xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch làng nghề còn khiếm tốn. Những năm qua sản phẩm của các làng nghề tiêu thụ chậm, giá thấp, hiệu quả sản xuất không cao nên một số lao động trẻ của các làng nghề đã chuyển sang nghề may công nghiệp tại các cụm công nghiệp. Ngoài ra do thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm có mẫu mã đẹp, giá trị lại rẻ, nên phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm từ làng nghề dẫn đến nhiều làng nghề bị mai một, hoặc khơng cịn hoạt động nữa.

Thời gian gần đây, nhờ có những chủ trương của Nhà nước về đẩy mạnh các giải pháp phát triển du lịch gắn với việc phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử và làng nghề truyền thống nên đã có sự vào cuộc của các cấp, các ngành. Từ đó các làng nghề truyền thống đã dần có tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất hiện nhiều nhà đầu tư đến kinh doanh, sản xuất các mặt hàng tơ lụa gắn với phát triển du lịch, lĩnh vực trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, dệt chiếu, gốm sứ,... cũng được các tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ. Vì vậy, Duy Xuyên có khả năng phục hồi trở lại nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt thổ cẩm và một số ngành nghề khác như dệt chiếu Bàn Thạch, gốm sứ... Cùng với việc đầu tư về nghiên cứu khoa học cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, có chính sách về thuế, vốn... khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành dâu tằm, tăng dần tỷ lệ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thơn. Những định hướng trên chỉ có thể được hiện thực hóa trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp về nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và các chính sách đối với người lao động, làm sao đạt mục đích kiến tạo một hệ thống sản xuất bền vững, có thể phát triển tương xứng với tiềm năng.

Theo Sở VHTTDL Quảng Nam, thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình mục tiêu của Chính phủ, cũng như ngân sách từ địa phương việc khôi phục và phát triển các nghề đã có nhiều khởi sắc, nhằm khơi phục và phát triển đưa vào phục vụ phát triển du lịch và có những kết quả nhất định, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mua sắm mỗi năm. Có thể nói, việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc khôi phục các làng nghề truyền thống nói chung tạo ra sản phẩm du lịch vật thể nói riêng trong việc đẩy mạnh hoạt động phát triển đa dạng các loại hình văn hóa gắn với phát triển du lịch ở Duy Xuyên…

Từ những thuận lợi nếu trên trong thời gian qua huyện đã xây dựng được nhiều sản phẩm phục vụ du lịch mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương, như: xây dựng thương hiệu lụa Mã Châu, chuẩn bị các điều kiện về xây dựng chương trình khơi phục nghề trồng dâu nuôi tằm ở ven sông Thu Bồn theo công nghệ mới để phục vụ du lịch và xuất khẩu (Dự án dịng Sơng lụa), các sản phẩm từ chương trình OCOP (Trà lá sen,

quạt gỗ…); tiếp tục duy trì và phát triển nghề dệt chiếu Bàn Thạch – Duy Vinh, sản xuất các loại bánh truyền thống của xứ Quảng mà cái chính là hương vị của Duy Xuyên gắn liền với truyền thống như bánh ít lá gai, bánh tét, bánh rị, bánh ú...

Tuy nhiên khách đến với các làng nghề chủ yếu thông qua các tour du lịch của các công ty lữ hành, tự khám phá tìm hiểu trao đổi với các nghệ nhân chứ ở đây chưa hình thành tổ chức quản lý, xâu chuổi các làng nghề thành hệ thống các làng nghề để quán lý, và tổ chức theo kiểu phục vụ du lịch. Chính vì vậy mà việc xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch làng nghề cịn khiếm tốn. Ngồi ra do thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm có mẫu mã đẹp, giá trị lại rẻ nên phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm từ làng nghề.

Tuy vậy, hiện nay các làng nghề ở Duy Xuyên nơi được đánh giá là đầy tiềm năng để phát triển du lịch lại đang có ít khách tham quan, nghiên cứu, chưa thật sự là điểm đến thú vị của du khách khi đến với Duy Xuyên cả khách nội địa và khách Quốc Tế..

2.2.2. Thực trạng việc khai thác du lịch từ các làng nghề

Nhìn chung du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát, tức là do một cá nhân hộ gia đình hoặc một tổ hợp tác (nhóm hộ) đứng ra xây dựng điểm du lịch nên thiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp. Duy Xuyên là một huyện có nhiều làng nghề nhất nhì của tỉnh nhưng hoạt động du lịch cũng chỉ diễn ra ở một số ít nghề có sự đầu tư lớn của nhóm hộ hoặc công ty. Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương trình cho các tuyến, chương trình du lịch làng nghề cịn chưa được quan tâm thỏa đáng. Ở đây chưa có sự quan tâm đầu tư lớn, chưa có sự gắn kết tạo thành chuổi liên kết giữ các làng nghề với nhau hoặc liên kết chặt chẻ giữa các làng nghề với các tuyến điểm, tour du lịch. Khơng có hình thức tổ chức các hoạt động phục vụ du lịch như là đón tiếp khách, hướng dẫn, giới thiệu từng cơng đoạn khi làm chiếu, chủ yếu là tính tự phát, hoặc qua cách thức quảng bá của tổ hợp tác, hoặc chủ sản xuất đó liên kết với các cơng ty lữ hành để tạo tour đưa khách đến tham quan. Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại làng nghề chưa nhận thức được đầy đủ, sâu sắc về vai trò và tác động của du lịch làng nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn, gìn giữ những nghề truyền thống quý báu của dân tộc. Các làng nghề truyền thống hiện nay phải đứng trước hai con đường: Một là bảo lưu các làng nghề truyền thống, hai là phải thay đổi để tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Để tiếp tục tồn tại, các làng nghề phải chọn con đường tiếp tục đổi mới để phát triển tồn tại.

Đối với làng dệt Mã Châu, ngay từ khi xuất hiện, lụa Mã Châu đã nổi tiếng khắp nơi bởi sự tinh tế trong hoa văn và sự phối màu hài hòa của người thợ dệt. Lụa tơ tằm Mã Châu đẹp, bền nhờ được dệt từ những kén tơ do tằm được nuôi bằng lá cây dâu sinh trưởng từ nguồn phù sa màu mỡ do ba con sông Thu Bồn, Vu Gia, Bà Rén bồi đắp cùng với sự khéo léo, cẩn thận, tay nghề giỏi của người thợ… Để có một sản phẩm

lụa tơ tằm đạt chất lượng và thẩm mỹ, người thợ phải sản xuất, làm việc hết 100% tâm trí trong các công đoạn: nuôi tằm - ươm tơ - dệt lụa - tẩy nhuộm màu để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hoàn mỹ nhất. Nhờ thế, lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu sẽ có những đặc tính mà các vải lụa cơng nghiệp khơng thể có được, đó là: thốt nhiệt, thốt ẩm, chống hơi, chống độc tố.

Năm 2017, làng nghề dệt vải Tơ lụa Mã Châu có 01 doanh nghiệp, 135 hộ dệt vải, với 502 khung dệt (363 khung máy kiếm, 36 khung máy sắt, 103 khung gỗ) và do hoạt động cầm chừng nên số lao động tham gia thực tế giảm mạnh; sản xuất 6 tháng đầu năm 2019 đạt 3,5 triệu mét vải các loại, doanh thu đạt khoảng 4.260 triệu đồng. Sản phẩm của làng nghề hiện nay chủ yếu là vải cotton, kate thô, số lượng vải lụa được sản xuất ra rất ít, chủ yếu do HTX Tơ lụa Mã Châu thực hiện. So với các làng nghề khác trên địa bàn huyện Duy Xuyên, làng nghề dệt vải - tơ lụa Mã Châu có truyền thống lâu đời, sản phẩm mang đậm nét tinh hoa của người dân địa phương. Chính vì vậy, Mã Châu được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư, hỗ trợ và trở thành 01 trong 16 làng nghề của tỉnh Quảng Nam được lựa chọn tham gia Đề án phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Năm 2015, dệt lụa Mã Châu được công nhận là một trong bốn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia và được cấp con dấu xác thực “Craft in Quảng Nam” đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm làng nghề. Đến năm 2022, dự kiến, Công ty sẽ sản xuất và cung ứng cho thị trường khoảng 1 triệu mét vải lụa tơ tằm các loại, đạt doanh thu khoảng 50 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ đi các chi phí, cơng ty lãi được trên 5 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, công ty sẽ giải quyết việc làm được cho khoảng 100 lao động, với mức lương khoảng 10 triệu đồng/người/tháng. Du khách chọn mua lụa tơ tằm Mã Châu tại gian trưng bày thành phẩm của Công ty TNHH tơ lụa Mã Châu ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm lụa tơ tằm Mã Châu, hiện nay, công ty đã ký hợp đồng cung ứng lụa cho hơn 10 đơn vị doanh nghiệp thiết kế thời trang xuất khẩu. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Cơng ty sẽ ký hợp đồng quảng bá, cung cấp sản phẩm lụa tơ tằm Mã Châu với các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ để quảng bá và cung ứng lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu cho thị trường người tiêu dùng trong và ngồi nước. Đồng thời Cơng ty cũng sẽ mở thêm tour du lịch tham quan trải nghiệm làng nghề lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu để phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu. Dự kiến, tour du lịch sẽ thu hút khoảng 3.000 du khách đến tham quan, tìm hiểu/năm, bình quân mỗi lượt khách đến tham quan, tìm hiểu và mua sắm, chi phí hết khoảng 500 ngàn đồng/lượt. Mỗi năm, tour du lịch sẽ đạt doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, cơng ty có lãi 500 triệu đồng/năm./.

Đối với làng nghề chiếu cói Bàn Thạch dù đã có từ lâu đời, q trình tổ chức sản xuất vẫn duy trì theo kiểu tự phát, các nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn vất vả để dệt nên một chiếc chiếu cói vừa đẹp, vừa chất lượng. Cực nhọc từ lúc trồng cói, gặt

về, chẻ nhỏ, phơi khơ, nhuộm màu, đến rn cói và dệt cói vào khung nhưng nhà nghề lãi chẳng bao nhiêu. Vì thế, chỉ cịn những người lớn tuổi trong làng lấy công làm lời mà gắn bó với khung dệt, cố gắng níu giữ nét đẹp văn hóa làng q mà cha ơng đã gây dựng. Bà Trần Thị Bồng (62 tuổi) cho biết, nếu hai người dệt nhanh thì ngày được bốn chiếc, ít nhiều gì cũng có đồng ra đồng vào. Nhưng khi mức sống ngày một cao, thị trường nhiều mẫu mã mới, sản phẩm đa dạng thì nghề dệt chiếu cói dần bị mai một và đi vào quên lãng. Thay vào đó, những chiếc chiếu cói được dệt bằng máy giúp tiết kiệm thời gian, giá thành rẻ hơn được nhiều người sử dụng, nên chiếu cói dệt tay rơi vào cảnh lụi tàn…". Được biết, một chiếc chiếu cói dệt thủ cơng truyền thống có giá dao động từ 100.00-250.000 đồng/chiếc (tùy vào kích cỡ, kiểu dáng). Nếu trừ đi chi phí, nhà nghề chỉ lời khoảng 10.000 đồng/chiếc, một ngày lời cao lắm 40.000 đồng thì khơng đủ cơng lao động. Chính vì thế, hầu hết dân làng đều bỏ nghề dệt cói để làm cơng việc khác, cải thiện đời sống. Những thanh niên trẻ tuổi cũng tìm về các khu công nghiệp hoặc nhà hàng, khách sạn, resort ở Hội An, Đà Nẵng để mong có thu nhập ổn định hơn. Tính đến thời điểm này, địa phương chỉ còn khoảng 45 hộ dân tham gia sản xuất chiếu cói, giảm 60% so với 2 năm trước đây. Lượng du khách đến tham qua thông qua các tour du lịch, chủ yếu là khách Quốc Tế từ Hội An vào, nhưng số lượng khơng lớn dao động từ 5-7 nghìn lượt người, thu nhập từ du lịch nơi đây cũng khá khiêm tốn chủ yếu các dịch vụ kèm theo tại địa phương.

Nhìn chung về hoạt động du lịch từ các làng nghề huyện Duy Xuyên trong 5 năm qua từ năm 2016-2020 có những bước phát triển. Đặc biệt từ năm 2017-2019 và có chiều hướng giảm vào cuối năm 2019- nay do tình hình dịch bệnh covid19 diễn biến phức tạp. Theo đánh giá của ngành chuyên môn huyện, số lượng khách tham quan du lịch từ các làng nghề trên dịa bàn huyện từ năm 2016-2020 dao động từ 15-18 nghìn lượt người, chủ yếu là khách Quốc tế chiếm hơn 80% số lượng. Riêng năm 2020 lượng

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị di tích lịch sử văn hóa và làng nghề ở huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam để phát triển du lịch (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)