7. Bố cục đề tài
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.2. Dự án quy hoạch tổng thể kinh tế du lịch huyện Duy Xuyên đến năm
3.1.2. Dự án quy hoạch tổng thể kinh tế du lịch huyện Duy Xuyên đến năm 2025 tầm nhìn đến 2035 2025 tầm nhìn đến 2035
- Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của Dự án
Dự án là khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch huyện Duy Xuyên, phát triển mạnh mẽ các sản phẩm đặc trưng; xây dựng mơi trường du lịch an tồn, người dân thân thiện, mến khách. Trong 03 năm vừa qua, thông qua việc huy động nguồn lực tập trung thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Duy Xuyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 thực hiện năm 2017, du lịch Duy Xuyên đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhiều điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá,... đã dần được tháo gỡ, tạo động lực đưa du lịch Duy Xuyên đạt được những bước tiến mới.
Với Dự án quy hoạch tổng thể kinh tế du lịch huyện Duy Xuyên đến năm 2025 tầm nhìn đến 2035 là cơ sở hết sức quan trọng để phát triển du lịch dịch vụ huyện duy
Xuyên giai đoạn này. Là điều kiện để Duy Xuyên đã tranh thủ mọi nguồn lực tập trung thúc đẩy du lịch phát triển nhanh, bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất hiện đại, đồng bộ, thị trường du lịch rộng mở, sản phẩm du lịch chất lượng cao tạo động lực lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
+ Đổi mới tư duy phát triển du lịch, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí, vai trị của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đảm bảo an ninh quốc phịng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, lịch sử truyền thống địa phương, góp phần xây dựng địa phương phát triển với mơi trường xanh sạch đẹp, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Góp phần giải quyết việc làm, an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân và chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
+ Đảm bảo phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà nước.
+ Tạo sự đồng thuận của người dân, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và sự quyết tâm vào cuộc của các cấp chính quyền. Huy động mọi nguồn lực, phát huy trí tuệ và nguồn lực của các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư cho phát triển du lịch, dịch vụ.
+ Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, tập trung vào chất lượng, hiệu quả; phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
+ Phát huy thế mạnh của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đưa các ứng dụng thơng minh thành tiện ích thiết thực hỗ trợ du khách trong truyền thông, quảng bá, tiếp cận sản phẩm, thông tin minh bạch, kịp thời, an toàn.
Giai đoạn từ năm 2018-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm. Đến năm 2020, giá trị sản xuất đạt 5.968 tỷ đồng, chiếm 44,01% (giá thực tế) trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện.
Giai đoạn từ năm 2021-2025, tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm. Đến năm 2025, giá trị sản xuất đạt 12.534 tỷ đồng, chiếm 48,53% (giá thực tế) trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện.
Dự kiến giai đoạn 2026-2035 tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 14%, giá trị sản xuất đến 2035 ước khoảng 44.466 tỷ đồng, chiếm khoảng 55% trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện
- Phương hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế du lịch huyện Duy Xuyên
+ Dịch vụ du lịch
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới theo hướng tồn cầu hố, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng phát triển đã mở ra cho ngành du lịch những cơ hội lớn để liên kết tạo ra bước phát triển nhanh hướng đến du lịch không biên giới.
Với lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên các trục giao thông quốc gia lớn (đường bộ, đường sắt, hàng khơng), lại sở hữu Di sản văn hố thế giới Mỹ Sơn và liền kề Di sản văn hố thế giới Đơ thị cổ Hội An, có bãi biển dài, đẹp, có nhiều di tích lịch sử, văn hố, tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, đa dạng và đang có những dự án phát triển du kịch quy mô lớn trên địa bàn, Duy Xuyên hội đủ các điều kiện để trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế trong những năm đến nên có nhiều cơ hội đầu tư phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.
Chú trọng phát triển du lịch để khai thác lợi thế khu vực vùng Đông, kết hợp du lịch sinh thái, di tích văn hóa, làng nghề truyền thống...
Bảng III.1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển về du lịch đến 2025
STT Chỉ tiêu ĐVT Hiện trạng Dự báo
2020 2025
I
Tổng lượt khách đến
Duy Xuyên Lượt 325.900 500.000 1.525.879
1 Quốc tế Lượt 266.960 409.500 1.249.695
2 Việt Nam Lượt 58.940 90.500 276.174
II Doanh thu du lịch Tỷ đồng 48 150 458
(Nguồn: Phịng văn hóa thơng tin huyện Duy Xuyên) + Thị trường khách du lịch:
Khách quốc tế:
Thị trường trọng điểm: Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Đức, Anh, Úc, khối các nước ASEAN. Thị trường này khách đến Duy Xuyên lớn, tốc độ tăng nhanh, khả năng chi tiêu lớn nên cần tập trung khai thác. Thị trường tiềm năng: Nga, Hà Lan, Italia, Thụy Sĩ,….Thị trường này đến Duy Xuyên chưa nhiều nhưng có khả năng phát triển mạnh trong dài hạn.
Khách Việt Nam:
Đây là thị trường trọng điểm lớn, nhờ sự phát triển kinh tế, mức sống người dân tăng cao, nhận thức về văn hóa, lịch sử được nâng cao, xu hướng đi du lịch gia đình tăng mạnh. Vì vậy, cần phát triển đa dạng các dịch vụ vui chơi, giải trí, nâng cao chất lượng phục vụ, tập trung khai thác thị trường này theo hướng, đẩy mạnh các tour cuối tuần.
+ Sản phẩm, loại hình du lịch:
Du lịch văn hóa - lịch sử:
Mỹ Sơn và các điểm phụ cận: Tham quan di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, kết hợp với du lịch sinh thái hồ Thạch Bàn và các vùng phụ cận của Mỹ Sơn và dịch vụ lưu trú Homestay.
Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh - ChamPa và các điểm phụ cận:
Sản phẩm chính của điểm này là du lịch văn hoá- sinh thái- làng nghề, với các điểm đến là Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh- ChamPa, khu du lịch sinh thái Duy Sơn và các làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa: Mã Châu, Đông Yên, Thi Lai- Phú Bông.
Du lịch sinh thái, biển:
Tham quan vùng làng quê, sông nước, tham quan vùng nuôi trồng thủy sản; du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng vùng Đông; du lịch thể thao mạo hiểm: bơi thuyền, lướt ván, nhảy dù, mô tô nước (Duy Vinh, Duy Hải), leo núi, tắm suối (Duy Sơn, Mỹ Sơn)....
Du lịch văn hóa tâm linh:
Tham quan các di tích lịch sử, di tích văn hóa, di tích tâm linh, lễ hội: khu du lịch sinh thái Trà Kiệu, xã Duy Sơn; đập Vĩnh Trinh, xã Duy Trinh, dinh bà Chiêm Sơn, lăng bà Thu Bồn, đền Liệt sĩ huyện...
Du lịch lễ hội, làng nghề:
Phục dựng lễ hội bà Thu Bồn, lễ hội bà Chiêm Sơn, lễ hội bà Chúa Tàm Tang; tổ chức du lịch làng nghề dệt lụa Mã Châu, ươm tơ Đông Yên, chiếu Bàn Thạch…
Sản phẩm lưu niệm:
Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện sản phẩm đất nung hiện có và xúc tiến thiết kế một số sản phẩm hàng lưu niệm từ tơ lụa, thổ cẩm, cói... với mẫu mã đẹp, gọn nhẹ, tiện dụng, bao bì bắt mắt, có in logo đặc trưng của du lịch Duy Xuyên… Các sản phẩm lưu niệm này không chỉ tạo sự hấp dẫn du khách, tăng nguồn thu, mà cịn có tác dụng giới thiệu, quảng bá du lịch.
+Về hạ tầng phục vụ du lịch, lưu trú:
Đến năm 2020, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn tiêu chuẩn và có hệ thống nhà hàng được phát triển tại trung tâm huyện. Hồn thành đường giao thơng kết nối đến các điểm du lịch.
Đến năm 2025, có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao với 200 phịng đạt tiêu chuẩn và có các nhà hàng được phát triển trung tâm huyện và các điểm du lịch chính. Nâng cấp đường giao thơng kết nối đến các điểm du lịch và hoàn thành hệ thống cung ứng điện nước cho tất cả các điểm du lịch.
Các dự án du lịch đang được các nhà đầu tư nghiên cứu triển khai: dự án Dịng sơng lụa, dự án dọc ven sông Thu Bồn, dự án gần làng du lịch cộng đồng Trà Nhiêu,...
+ Dịch vụ mua sắm tổng hợp:
Đến năm 2025, xây dựng mới 01 siêu thị Kiểm Lâm tại xã Duy Hòa, 03 trung tâm mua sắm (Trà Kiệu, Duy Vinh, Duy Nghĩa) và 02 khu trung tâm thương mại tại khu đô thị Nam Hội An (Duy Nghĩa, Duy Hải), hồn thiện mạng lưới thị trường nơng thơn đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và mua sắm hàng hóa tiêu dùng của người dân và khách du lịch.
+ Mạng lưới chợ nông thôn:
Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống chợ trên địa bàn huyện theo quy hoạch đã được phê duyệt nhằm phát triển và khai thông thị trường. Gắn việc quy hoạch xây dựng thị trấn, các cụm dân cư tập trung với việc bố trí các điểm phát triển dịch vụ thương mại phù hợp.
Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp 10 chợ dân sinh và giải tỏa 04 chợ.
+ Dịch vụ vận tải du lịch :
Khuyến khích các cơ sở vận tải tư nhân, cá thể liên kết hình thành hợp tác xã vận tải, cơng ty cổ phần vận tải, mở các tuyến xe du lịch đáp ứng nhu cầu đi lại tham quan của khách du lịch và nhân dân trong và ngoại tỉnh, tạo điều kiện để loại hình dịch vụ này hoạt động ổn định góp phần thúc đẩy phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Sau khi đề án được ban hành đã góp phần tạo nhận thực khá rõ về tầm quan trọng của ngành du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đồn thể, tổ chức xã hội từ huyện đến xã, thị trấn. Các địa phương dần bước đầu tận dụng được thế mạnh về du lịch và xác định dịch vụ du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong kế hoạch phát triển KT-XH tạo tiền đề dẫn với mục tiêu sau năm 2020 đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn huyện. Trên cơ sở Đề Án, một số địa phương, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, tập trung chỉ đạo, đầu tư phát triển du lịch; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình phát triển du lịch của địa phương.
Hằng năm, trên cơ sở Dự án, HĐND, UBND huyện chỉ đạo các ngành, địa phương lồng ghép xây dựng kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội để thu hút, xúc tiến đầu tư đẩy mạnh các dự án về du lịch trên địa bàn huyện.
Việc quy hoạch đến nay trên địa bàn huyện đã tiến hành lập quy hoạch vùng và điều chỉnh quy hoạch vùng giai đoạn đến năm 2030 và năm 2035. Thực hiện việc quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH giai đoạn 2017- 2025, tầm nhìn đến năm 2035; tiến hành rà soát điều chỉnh các quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, xây dựng một số quy hoạch mới, tạo sự nhất quán trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch. Tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tạo nguồn để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, hạ tầng dịch vụ du lịch, các trung tâm thương mại, khu dân cư, thị trấn, thị tứ.
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch cũng được UBND huyện, các ngành, địa phương trên địa bàn huyện bước đầu xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Việc chú trọng quản lý Quy hoạch tổng thể về bảo tồn và phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn theo Quyết định 1915 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện khá tốt như: Hoàn thành kết cấu hạ tầng Trung tâm du lịch Mỹ Sơn tại khu vực Khe Thẻ bao gồm: nhà dịch vụ đa năng, bãi xe ngoài 4, mua sắm mới xe điện, thông tin quảng
cáo… Thực hiện quy hoạch theo đồ án quy hoạch chung 1/2000 đối với Làng du lịch Trà Nhiêu và định hướng quy hoạch chung một số điểm du lịch khác trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở quy hoạch xây dựng vùng đã được tỉnh phê duyệt, đến cuối năm 2020, hạ tầng giao thông cơ bản đã kết nối tất cả các điểm đến trên địa bàn huyện; Dự án khu đô thị nghỉ dưỡng Nam Hội An đã đi vào hoạt động, khu du lịch ven biển Nam Cửa Đại trong quy hoạch vùng Đông của tỉnh đang được khẩn trương triển khai đầu tư. Nhiều dự án quy hoạch đô thị, khu dân cư đã và đang hồn thành như: Khu đơ thị phố chợ Nam Phước, Khu Đô thị Duy Hải, Duy Nghĩa, khu dịch vụ thương mại Nồi Rang, Khu dân cư Kiểm Lâm, Chợ Trà Kiệu, khu thương mại và khu đơ thị Đơng Cầu Chìm; bệnh viện đa khoa Bình An, quy mơ 200 giường đã hồn thiện; hệ thống nhà hàng, khách sạn được các doanh nghiệp đầu tư tạo điều kiện cần cho phát triển du lịch như tổ hợp khách sạn, nhà hàng Mỹ Sơn Heritage (Champa), Long Hân. Công tác trùng tu, tôn tạo và xây dựng bia di dích đã thực hiện đầu tư được gần 30 di tích, trong đó có khu đặc khu ủy Quảng Đà. Đã thu hút được 05 dự án đầu tư du lịch khả thi như: dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Nông trại xanh Trà nhiêu, dự án khu du lịch sinh thái Trà Nhiêu Xanh, dự án khu du lịch sinh thái làng cau Trà Đơng và đầu tư nhiều cơng trình xây dựng cơ bản phục vụ phát triển kinh tế xã hội kết hợp du lịch.
Công tác quảng bá du lịch dần được chú trọng điển hình như: giới thiệu, quảng bá du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, quảng bá thơng qua các lễ hội hàng năm, Hội thảo khoa học, gặp mặt báo chí và khách hàng tại Mỹ Sơn. Quảng bá du lịch qua hệ thống thông tin điện tử: trang web của UBND huyện, của Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn, của Trung tâm xúc tiến du lịch Quảng Nam, của Đài truyền Truyền thanh - Truyền hình huyện và nhiều báo đài khác khi thực hiện các phóng sự, chuyên mục về du lịch. Thực hiện chính sách chuyển khoản với một số hãng lữ hành lớn như Saigontuorist, Vitours, Hoa Hồng, công ty du lịch tàu biển Chánh Trinh,… nhằm đơn giản thủ tục tạo thuận lợi trong công tác quảng bá, thu hút khách.
Cùng với đó là chú trọng xúc tiến đầu tư du lịch vào khu vực Mỹ Sơn, Thạch Bàn, Duy Sơn, Duy Phước, Duy Vinh, Duy Thành và bước đầu thu hút nhiều doanh nghiệp đăng ký; lập dự án. UBND huyện tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, các nhân mở các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các lớp dạy nghề thương mại - du lịch tại huyện theo hình thức liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, trung cấp nghề thuộc lĩnh vực thương mại- du lịch.
Mục tiêu giải quyết việc làm 1.500 lao động trong ngành du lịch đã đạt được. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên đa số lao động phải tạm dừng công việc. Các địa phương, đơn vị tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn đầu tư, chống lấn chiếm sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên trái phép, bảo vệ sự trong lành của môi trường tự nhiên,
duy trì sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và khách du lịch. Trong nhiều năm liền, Duy Xuyên được các doanh nghiệp lữ hành cơng nhận là điểm đến an tồn.