8. Cấu trúc luận văn
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp cho
nghiệp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
2.5.1. Ưu điểm
- CBQL, GV nhà trường đều xác định được hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục.
- Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình trách nhiệm, tích cực áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ GV cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên mơn, trong đó có hoạt động trải nghiệm, giúp nhà trường tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
thức hoạt động trải nghiệm, đưa hoạt động này đi vào nề nếp, sắp xếp có tính chun mơn hố, tạo sự tự giác chấp hành các chủ trương của nhà trường.
2.5.2. Tồn tại
- Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa thực sự nhận thức hết vai trò của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS, chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm với cơng việc cịn hạn chế, .
- Nhiều giáo viên đạt trình độ chun mơn trên chuẩn nhưng kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm rất hạn chế không đáp úng được yêu cầu đổi mới giáo dục, Một số giáo viên chưa tin vào hiệu quả của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong dạy học, sợ mất thời gian họp hành; có giáo viên e ngại khi thấy đối tượng học sinh mình giảng dạy nhận thức cịn yếu, thiếu nhiều kỹ năng, chưa có thói quen hợp tác, cơ sở vật chất chưa phù họp…
- Kỹ năng tin học, kỹ năng khai thác, ứng dụng internet vào phục vụ dạy học nói chung và hoạt động trải nghiệm nói riêng của giáo viên cịn rât hạn chê.
- Ý thức và thái độ của một số học sinh khi tham gia các hoạt động chung của lớp, của trường chưa tốt; chưa tự giác chấp hành nội quy trường lớp, ảnh hưởng đến hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Phương pháp, hình thức tố chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhìn chung cịn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động thiếu thốn.
- Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cịn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nghiên cứu húng thú của học sinh đối với các vấn đề liên quan, xây dựng chương trình cịn chưa thể hiện tính sáng tạo, cập nhật thông tin của xã hội chưa cao.
- Hạn chế trong công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động chưa đồng bộ cịn có một số nội dung chưa được tiến hành thường xuyên, Tổ chức, quản lý chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, công tác tống kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng lúc đúng mức.
2.5.3. Nguyên nhân
Một bộ phận nhỏ GV cịn thiếu nhiệt tình, ngại đổi mới, một số khác thì hạn chế về năng lực, thiếu sáng tạo trong công việc nên không đầu tư cho hoạt động nhiều.
Một số giáo viên, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sống còn hạn chế, chậm tiếp thu cái mới, kỹ năng tổ chức còn hơi yếu, nên tổ chức hoạt động cho học sinh chưa thu được hiệu quả giáo dục cao.
Áp lực thực hiện nội dung chương trình GD chính khóa cao, dẫn đến ngại tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Cơ chế kiểm tra, đánh giá chưa tạo động lực cho hoạt động, chưa có chế tài xử lý nếu không tổ chức hoạt động.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh các trường THCS huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, qua phân tích đánh giá kết quả khảo sát các đối tượng cho thấy còn nhiều hạn chế: hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa được thực hiện một cách toàn diện khoa học, từ việc xây dựng chương trình kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, huy động các lực lượng giáo dục, chuẩn bị các điều kiện phục vụ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện của các đơn vị trường học. Bên cạnh đó, vẫn cịn luồng tư tưởng xem hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa phải là yêu cầu bắt buộc đối với môn học và không cần thiết. Xuất phát từ thực trạng trên cần đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh các trường THCS huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc xác định các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý
Đảm bảo tính pháp lý là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, Để đảm bảo tính pháp lý, các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đều phải căn cứ Luật Giáo dục, các văn bản chỉ đạo của ngành, phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Các hoạt động giáo dục phải đảm bảo đạt được mục tiêu giáo dục mà chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và nhà nước ta đã chỉ rõ đối với mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục. Các biện pháp cần phải nhằm vào việc hình thành và phát triển nhân cách của HS thời cơ đúng mục tiêu giáo dục của cấp học THCS, được thể hiện rõ trong mục tiêu giáo dục tổng thể, cũng như mục tiêu chương trình các hoạt động cụ thể. Nguyên tắc này đòi hỏi mục tiêu giáo dục của nhà trường phải là “thước đo”, là chuẩn để đánh giá hiệu quả của các giải pháp. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý của hoạt động giáo dục là nguyên tắc yêu cầu hoạt động giáo dục bắt buộc phải tuân theo trong suốt quá trình hoạt động giáo dục diễn ra.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Đây là nguyên tắc về phương pháp luận để nhận thức về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy được tồn tại của thực tiễn, đánh giá được ưu điểm và nhược điểm, qua đó đề xuất những biện pháp hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Những biện pháp đề ra phải phù hợp với thực tiễn của các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của hiệu trưởng các trường THCS cần phải được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học, đặc biệt là lý luận khoa học quản lý, vận dụng những thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: Tâm lý học, Giáo dục học, Xã hội học, Điều khiển học, Tổ chức lao động khoa học… Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo tính hệ thống và tính tổng hợp trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp.
3.1.4. Đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa các lực lượng giáo dục
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động được tổ chức ngồi giờ học các mơn văn hóa. Là hoạt động giáo dục có nhiều nội dung khác nhau, đặt học sinh trước những vấn đề của cuộc sống thời đại và của xã hội mà các em phải đối mặt. Đây là hoạt động đa dạng về hình thức tổ chức, mỗi nội dung hoạt động sẽ được thực hiện thời cơ quỹ thời gian quy định. Mặt khác hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp rất cần
đến cơ sở vật chất, nguồn kinh phí, mơi trường hoạt động, kể cả năng lực hoạt động của nhiều đối tuợng, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đây là nguyên tắc xã hội hóa giáo dục nhằm kết hợp, huy động, phát huy mọi tiềm năng của các lực lượng giáo dục một cách thống nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp về vật chất và tinh thần để tổ chức và quản lýhoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo, tự nguyện của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động.
3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống, phổ quát và đồng bộ các biện pháp
Các biện pháp cần phải được xây dựng một cách có hệ thống quy trình thực hiện phải có tính liên hồn nhằm đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nguyên tắc này địi hỏi nhà trường, gia đình và xã hội phải liên kết, phối hợp chặt chẽ và thống nhất cả về mục đích, nội dung và hình thức tổ chức hoạt độngtạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến sự hình thành tri thức, kĩ năng, thái độ và hành vi cho học sinh.
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sinh về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Nhận thức là cơ sở hoạt động tâm lí của con người, nhận thức đúng sẽ dẫn đến thái độ và hành vi đúng. Vì vậy, trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, muốn đạt được chất lượng hiệu quả chúng ta phải chú ý đến nhận thức của các lực lượng, các đối tuợng tham gia hoạt động.
a. Mục đích
Làm cho mọi CBQL, GV và PHHS hiểu rõ tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nhận thức rõ về nội dung, hình thức tổ chức và yêu cầu về năng lực cần có của người giáo viên để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho cán bộ quản lý và giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở trường THCS.
Giúp giáo viên tăng cường kiến thức, kỹ năng về xác định tên chủ đề hoạt động; xây dựng kế hoạch; kịch bản cho hoạt động; xác lập quy trình tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động đồng thời huy động các nguồn lực để triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh một cách hiệu quả.
b. Nội dung và cách tiến hành * Nội dung:
Nhận thức đúng vai trò của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với quá trình GD tồn diện.
Thấy được sự cần thiết phải tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua các HĐGDNGLL trong nhà trường tiểu học.
Ủng hộ, sẵn sàng tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có hiệu quả. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các hội thảo, tư vấn, chia sẻ về sự cần thiết, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho CBQL, GV. Đưa ra lợi ích của học tập thơng qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với sự hình thành và phát triển các năng lực, các phẩm chất trí tuệ của học sinh.
Nhà trường tổ chức học tập nghiêm túc nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Xác định cho mọi thành viên trong hội đồng sư phạm thấy được vị trí chức năng nhiệm vụ của mình trong quản lý, tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần quan trọng trong giáo dục tồn diện cho HS, GVCN. Tổng phụ trách Đội là người tổ chức trực tiếp, GV Bộ mơn hỗ trợ, bộ phận hành chính quản lý chung, Ban giám hiệu chịu trách nhiệm cao nhất.
Để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi Hiệu trưởng phải tiến hành đánh giá, tự đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường, từ đó xác định yêu cầu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường về hoạt động trải nghiệm.
Hiệu trưởng chủ động tạo ra được môi trường lành mạnh để giáo viên, cán bộ quản lý tự giác thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thiện năng lực.
Hiệu trưởng cần quan tâm bồi dưỡng các kỹ năng về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học và điều kiện của nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên, các lực lượng giáo dục cần phải tuyên truyền để giúp các em học sinh hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay đòi hỏi người lao động khơng chỉ có trình độ mà cịn phải có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng... Để nâng cao nhận thức và thu hút đông đảo HS tham gia nếu chỉ dùng lý lẽ không chưa chắc đã mang lại hiệu quả mà nên tuyên truyền dưới dạng tổ chức hoạt động vui chơi: “Giải ô chữ”, “Thi hùng biện” (vai trị của HĐTN để HS tự tìm hiểu, tự nói nên suy nghĩ của mình) kết hợp với tổ chức trị chơi, giao lưu văn nghệ. phù hợp với đặc thù từng môn học, liên môn với đặc điểm lứa tuổi HS và cơ sở vật chất, kinh phí của từng trường, từng địa phương.
Nhận thức của cha mẹ HS đúng sẽ cùng phối hợp với nhà trường tổ chức tốt các hoạt động cho các em. Do vậy, thông qua kỳ họp phụ huynh cần giúp cho họ hiểu rõ vai trò của HĐTN, HN với sự hình thành nhân cách HS, rèn luyện tính chủ động sáng tạo, củng cố, mở rộng kiến thức cho các mơn học chính khố, giúp thư giãn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Đồng thời, sau những HĐTN, HN học sinh sẽ hiểu bài một cách sâu sắc hơn, sẽ có được một số kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá; kỹ năng sống hoà nhập đồng thời HĐTN, HN đồng thời củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, tạo cho các em sự tự tin trước bạn bè thầy cơ và các tình
huống xảy ra trong quá trình hoạt động.
Cần cung cấp cho cha mẹ HS những kiến thức, thông tin về xu thế GD thế giới, bài học các nước đã thành công bằng con đường đầu tư cho GD. Đầu tư cho GD là đầu tư cho tương lai, là tài nguyên của mỗi đất nước, tài sản của mỗi gia đình. Để PHHS tạo điều kiện cho con em mình tham gia HĐTN, HN có hiệu quả cung cấp cho phụ huynh kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THCS, nắm được chương trình đào tạo của nhà trường, yêu cầu của GD & ĐT bằng nhiều hình thức thơng qua buổi họp phụ huynh, toạ đàm, trò chuyện riêng khi tiếp xúc với PHHS.
* Cách tiến hành:
Hiệu trưởng tổ chức hoặc kết hợp với các buổi sinh hoạt chính trị, nghe thời sự, học nghị quyết, họp hội đồng GD học do các cấp tổ chức từ đầu năm học… giúp cho CB, GV hiểu rõ sự cấp thiết của vấn đề GD toàn diện HS, từ đó họ hiểu rõ hơn vai trị của GD thơng qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.Có thể mời báo cáo viên triển khai cho các GV, sau đó chính họ lại tiếp tục nhân lên cho các GV khác.Thông qua các buổi sinh hoạt với nhiều hình thức khác nhau sẽ tác động đến tâm lí, nhận thức của CBQL, GV về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
- Hiệu trưởng nhà trường tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS, Đồng thời tổ chức các buổi Hội thảo, trao đổi sáng kiến kinh nghiệm về quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp cho CB, GV hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hoạt động này và biện pháp tổ chức, quản lý hợp lí đem lại hiệu quả cao nhất.
- Hiệu trưởng phối hợp Cơng đồn nhà trường tổ chức cho CB, GV tham quan học tập những đơn vị trường học có hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tiêu biểu, hiệu quả.
- Phối hợp với các tổ chức chính quyền, Đồn thể chính trị xã hội tun truyền vận động mọi lực lượng xã hội tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
- Tổ chức tuyên truyền nhằm giúp các tổ chuyên môn dựa vào kế hoạch chung