8. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo của huyện Bắc Trà My,
2.2.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội
Đời sống KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện, nhìn chung, cơ bản ổn định. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp là chính, ngồi cây keo nguyên liệu mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao ở một bộ phận đồng bào vùng thấp và vùng trung, đa phần sản xuất của đồng bào vẫn cịn mang tính tự cung tự cấp. Cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Điện, đường, trường, trạm cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ dân sinh.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2016-2020 đạt 2.591 tỷ đồng, chiếm 37,54% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 6,68%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng đạt 16, 95%/năm; giá trị sản xuất giai đoạn 2016 – 2020 đạt 1.682 tỷ đồng, chiếm 26,05% trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện. Công tác xây dựng nông thôn mới được nâng lên một cách rõ rệt. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 ước đạt 917 tỷ đồng; trong đó, nguồn đầu tư từ nhà nước 897 tỷ đồng, nguồn huy động trong nhân dân 20 tỷ đồng.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp, mở rộng; 100% số xã có đường ơ tơ được nhựa hóa, bê tơng hóa; trên 90% số thơn, nóc có điện thắp sáng và nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Bộ mặt nơng thơn miền núi có nhiều chuyển biến, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh tiếp tục được đầu tư xây dựng; đã xuất hiện một số mơ hình sản xuất mới đem lại hiệu quả cao; đời sống, thu nhập của nhân dân được nâng lên; công tác bảo vệ mơi trường được quan tâm; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được tăng cường. Đến nay, có 02 xã được cơng nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 01 xã đăng ký về đích cuối năm 2020, các xã còn lại bình quân đạt 11/19 tiêu chí/xã; cơng nhận 01 khu dân cư nơng thơn mới kiểu mẫu và 04 khu dân cư dự kiến đạt chuẩn vào cuối năm 2020.
Biểu trưng truyền thống quý báu của các đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây thể hiện ở tinh thần đồn kết, bình đẳng, thật thà chất phát, sống thủy chung, gan lỳ, bộc trực, mạnh mẽ, quả cảm, sẵn sàng dấn thân vì đại nghĩa của quốc gia dân tộc, kiên cường trước giặc ngoại xâm. Ý thức cộng đồng luôn được trân trọng giữ gìn và phát huy, ln coi trọng lễ nghi, tín ngưỡng và phong tục tập quán của đồng bào mình. Mỗi dân tộc, mỗi bản làng có phong tục, tập quán, lễ nghi, luật trục và những điều cấm kỵ nghiêm ngặt, được duy trì rất khắc khe để quản lý, bảo tồn các yếu tố truyền thống của dân tộc mình. Từng dân tộc có những nét văn hóa riêng, họ thường tổ chức các nghi lễ cúng thần Núi, Thần Nước, thần Lửa cầu mong thần linh che chở, giúp đỡ họ vượt qua những hoạn nạn, hiểm nguy, bệnh tật, chết chóc. Trong sinh hoạt cộng đồng, già làng là người có uy tín, uy quyền cao nhất, có kinh nghiệm sản xuất, hiểu biết phong tục tập quán, là người tổ chức điều hành các nghi lễ của làng và được mọi người coi trọng nghe theo.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc được chú trọng. Từ năm 2015 đến năm 2020, huyện Bắc Trà My đã huy động nguồn lực đầu tư 23, 332 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp 38 cơng trình văn hóa, thể thao phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, như Quảng trường Văn hóa, Nhà thi đấu thể thao, Sân vận động huyện; nâng cao nghệ thuật biểu diễn văn hóa cồng chiêng, bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc và truyện cổ dân gian dân tộc Cor; hoàn thành xây dựng Tượng đài chiến thắng Đồn xã Đốc, Bia di tích Sơn phòng Dương Yên; tiếp nhận, quản lý, phát huy hiệu quả các cơng trình trong quần thể Khu di tích lịch sử Trung Trung Bộ Nước Oa, chỉnh trang khu di tích Đồng Tràu. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’’ có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu; cơng tác xây dựng thơn, tổ văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh, các câu lạc bộ phịng, chống bạo lực gia đình hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc hồn thành các chỉ tiêu xây dựng thơn, tổ, gia đình văn hóa.
Tuy nhiên, đa phần các tuyến đường giao thông đến thôn và liên thôn ở các xã vùng cao vẫn cịn nhiều khó khăn, trở ngại. Trình độ dân trí tuy có được nâng cao nhưng có sự khơng đồng đều giữa các vùng trên địa bàn huyện. Ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc được đồng bào quan tâm giữ gìn nhưng vẫn cịn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo, đầu tư của nhà nước. Một bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn duy trì tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, ngại thay đổi, thiếu tính tự chủ - tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình, cịn trơng chờ, ỷ lại quá nhiều vào sự đầu tư của nhà nước. Đây chính là rào cản làm cản trở sự phát triển, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện cịn cao so với tỷ lệ hộ nghèo tồn huyện.