Thuật ngữ liên quan đến đánh giá

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chất lượng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 65 - 70)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.13 Thuật ngữ liên quan đến đánh giá

65

3.13.1 Đánh giá

Quá trình (3.4.1) có hệ thống, độc lập và đƣợc lập thành văn bản để thu

đƣợc bằng chứng khách quan (3.8.3) và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá (3.13.7).

CHÚ THÍCH 1: Các yếu tố cơ bản của một cuộc đánh giá bao gồm xác định (3.11.1) sự phù hợp (3.6.11) của một đối tượng (3.6.1) theo các thủ tục (3.4.5)

đƣợc thực hiện bởi ngƣời không chịu trách nhiệm đối với đối tƣợng đƣợc đánh giá. CHÚ THÍCH 2: Một cuộc đánh giá có thể là đánh giá nội bộ (bên thứ nhất) hoặc đánh giá bên ngoài (bên thứ hai hoặc thứ ba) và có thể là một đánh giá kết

hợp (3.13.2) hoặc đồng đánh giá (3.13.3).

CHÚ THÍCH 3: Đánh giá nội bộ thƣờng đƣợc gọi là đánh giá của bên thứ nhất, do tổ chức (3.2.1) tự thực hiện hoặc thực hiện với danh nghĩa của tổ chức,

nhằm xem xét (3.11.2) việc quản lý (3.3.3) và các mục đích nội bộ khác và có thể tạo cơ sở cho việc công bố sự phù hợp của tổ chức. Tính độc lập có thể đƣợc chứng tỏ thông qua sự độc lập về trách nhiệm đối với hoạt động đƣợc đánh giá.

CHÚ THÍCH 4: Đánh giá bên ngồi bao gồm đánh giá của bên thứ hai và bên thứ ba. Đánh giá của bên thứ hai đƣợc tiến hành bởi các bên quan tâm tới tổ chức, nhƣ khách hàng (3.2.4), hoặc ngƣời khác với danh nghĩa của khách hàng.

Đánh giá bên thứ ba đƣợc tiến hành bởi tổ chức đánh giá độc lập bên ngoài, nhƣ tổ chức cấp chứng nhận phù hợp hoặc cơ quan quản lý.

CHÚ THÍCH 5: Thuật ngữ này là một trong những thuật ngữ chung và định nghĩa cốt lõi đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO đƣợc nêu trong Phụ lục SL của Tài liệu bổ sung hợp nhất, Phần 1, Chỉ thị của ISO/IEC. Định nghĩa gốc và chú thích đƣợc sửa đổi để loại bỏ ảnh hƣởng của sự quay vòng giữa các thuật ngữ chuẩn mực đánh giá và bằng chứng đánh giá, chú thích 3 và 4 đƣợc bổ sung.

3.13.2 Đánh giá kết hợp

Đánh giá (3.13.1) đƣợc thực hiện đồng thời trên hai hay nhiều hệ thống quản lý (3.5.3) cho chỉ một bên được đánh giá (3.13.12).

CHÚ THÍCH 1: Các phần của hệ thống quản lý có thể liên quan trong đánh giá kết hợp, có thể đƣợc nhận biết bởi tiêu chuẩn liên quan về hệ thống quản lý, tiêu chuẩn về sản phẩm, dịch vụ hay quá trình đƣợc tổ chức (3.2.1) áp dụng.

3.13.3 Đồng đánh giá

Đánh giá (3.13.1) đƣợc thực hiện cho chỉ một bên được đánh giá (3.13.12)

bởi hai hay nhiều tổ chức (3.2.1) đánh giá.

66

Tập hợp một hay nhiều cuộc đánh giá (3.13.1) đƣợc hoạch định cho một

khoảng thời gian cụ thể và nhằm mục đích cụ thể.

3.13.5 Phạm vi đánh giá

Mức độ và ranh giới của một cuộc đánh giá (3.13.1).

CHÚ THÍCH 1: Phạm vi đánh giá thƣờng bao gồm sự mơ tả về vị trí địa lý, các đơn vị thuộc tổ chức, các hoạt động và quá trình (3.4.1).

3.13.6 Kế hoạch đánh giá

Sự mô tả các hoạt động và sắp xếp cho một cuộc đánh giá (3.13.1).

3.13.7 Chuẩn mực đánh giá

Tập hợp các chính sách (3.5.8), thủ tục (3.4.5) hoặc yêu cầu (3.6.4) đƣợc sử dụng làm chuẩn theo đó so sánh các bằng chứng khách quan (3.8.3).

3.13.8 Bằng chứng đánh giá

Hồ sơ, trình bày về sự kiện hoặc các thơng tin khác liên quan tới chuẩn mực

đánh giá (3.13.7) và có thể kiểm tra xác nhận.

3.13.9 Phát hiện đánh giá

Kết quả của việc xem xét đánh giá các bằng chứng đánh giá (3.13.8) thu

thập đƣợc so với chuẩn mực đánh giá (3.13.7).

CHÚ THÍCH 1: Phát hiện đánh giá chỉ ra sự phù hợp (3.6.11) hoặc không phù hợp (3.6.9).

CHÚ THÍCH 2: Phát hiện đánh giá có thể dẫn đến việc nhận biết các cơ hội

cải tiến (3.3.1) hoặc ghi nhận việc thực hiện tốt.

CHÚ THÍCH 3: Khi các chuẩn mực đánh giá (3.13.7) đƣợc lựa chọn từ các

yêu cầu luật định (3.6.6) hoặc yêu cầu chế định (3.6.7), thì phát hiện đánh giá có

thể đƣợc gọi là sự tuân thủ hoặc không tuân thủ.

3.13.10 Kết luận đánh giá

Đầu ra của một cuộc đánh giá (3.13.1) sau khi xem xét các mục tiêu đánh giá và mọi phát hiện đánh giá (3.13.9).

3.13.11 Khách hàng đánh giá

Tổ chức (3.2.1) hoặc cá nhân yêu cầu đánh giá (3.13.1).

3.13.12 Bên được đánh giá

Tổ chức (3.2.1) đƣợc đánh giá.

67

<đánh giá> ngƣời do bên được đánh giá (3.13.12) chỉ định để hỗ trợ đoàn đánh giá (3.13.14).

3.13.14 Đoàn đánh giá

Một hay nhiều cá nhân tiến hành cuộc đánh giá (3.13.1), với sự hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật (3.13.16) khi cần.

CHÚ THÍCH 1: Một chuyên gia đánh giá (3.13.15) trong đoàn đánh giá

đƣợc chỉ định làm trƣởng đoàn đánh giá.

CHÚ THÍCH 2: Đồn đánh giá có thể bao gồm chun gia đánh giá tập sự.

3.13.15 Chuyên gia đánh giá

Ngƣời tiến hành cuộc đánh giá (3.13.1).

3.13.16 Chuyên gia kỹ thuật

<đánh giá> ngƣời cung cấp kiến thức hay kinh nghiệm chuyên sâu cho đoàn

đánh giá (3.13.14).

CHÚ THÍCH 1: Kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu liên quan đến tổ chức (3.2.1), quá trình (3.4.1) hay hoạt động đƣợc đánh giá hoặc ngôn ngữ hay văn hóa.

CHÚ THÍCH 2: Chun gia kỹ thuật khơng hành động nhƣ một chuyên gia

đánh giá (3.13.15) trong đoàn đánh giá (3.13.14).

3.13.17 Quan sát viên

<đánh giá> Ngƣời tham gia cùng đoàn đánh giá (3.13.14) nhƣng không hành động nhƣ chuyên gia đánh giá (3.13.15)

CHÚ THÍCH 1: Quan sát viên có thể thuộc bên được đánh giá (3.13.12), cơ

68

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2

Câu 1: Sự cần thiết của việc định hƣớng vào khách hàng?

Câu 2: Sự lãnh đạo có vai trị nhƣ thế nào đến cơng tác thực thi chất lƣợng của doanh nghiệp?

Câu 3: Điểm khác nhau căn bản của TQM ở Nhật Bản và TQM ở Mỹ là gì? Từ đâu mà có sự khác nhau đó?

Câu 4: Những yêu cầu cần thực hiện để đạt đƣợc giải thƣởng Deming ứng dụng là gì?

Câu 5: Sự tiến bộ của TQM so với các phƣơng thức quản lý trƣớc là gì?

Câu 6: Phát triển quan hệ hợp tác với nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đạt đƣợc những lợi ích to lớn gì? Tác động của nó đối với hệ thống quản lý chất lƣợng của doanh nghiệp?

69

Chƣơng 3

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ISO 9000

Mục đích nghiên cứu:

- Ý nghĩa của việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 9000.

- Những nội dung chủ yếu của ISO 9000.

- Nguyên tắc cơ bản khi áp dụng ISO 9000.

- Trình tự các bước triển khai ISO 9000 trong tổ chức.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chất lượng (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)