KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Sự cần thiết về thẩm định nhu cầu sơ khởi trường hợp dự án cảng trung chuyển quốc tế vân phong (Trang 60 - 64)

5.1.Kết luận chung

Áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế là một cơng việc nhiều khó khăn. Tuy vậy, lợi ích to lớn mà nó mang lại khiến cho điều đó trở thành một xu thế tất yếu. Hài hòa chuẩn mực cung cấp thơng tin kế tốn có thể so sánh được của các báo cáo tài chính và điều này là mong muốn hàng đầu của các nhà đầu tư trong va ngoài nước, thúc đẩy mở rộng kinh doanh theo hướng toàn cầu.

Nắm bắt xu thế của thời đại, bộ Tài Chính đã hồn tồn đúng khi lựa chọn áp dụng CMKT quốc tế để xây dựng CMKT của Việt Nam. Tuy vậy, đây là một quá trình lâu dài và gian nan, địi hỏi phải có sự nỗ lực hoàn thiện, bổ sung nhiều hơn trong bộ chuẩn mực thì mới có thể đạt được một mức độ hài hòa cao với CMKT quốc tế.

Với mục tiêu nghiên cứu về mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam và quốc tế về doanh thu, luận văn đã thực hiện được các nội dung sau:

+ Tổng hợp các lý thuyết về CMKT, hài hịa kế tốn và khái qt về chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế để làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu.

+ Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới về mức độ hài hòa chuẩn mực của các hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia (IAS) và CMKT quốc tế.

+ Xây dựng giả thuyết về hài hòa CMKT Việt Nam và quốc tế về doanh thu, sự biến động của mức độ hài hịa sau khi thơng tư 200/2014/TT – BTC được ban hành.

+ Đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao mức độ hài hịa giữa CMKT Việt Nam và quốc tế nói chung và CMKT về doanh thu nói riêng (được trình bày trong phần tiếp theo của chương này).

Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy mức hài hòa tương đối cao giữa chuẩn mực kế toán của Việt Nam và quốc tế về doanh thu trước khi thông tư 200/2014/TT – BTC được ban hành. Lý do là trong giai đoạn này, CMKT Việt Nam hầu như được biên soạn dựa trên biên dịch lại từ CMKT quốc tế và có điều chỉnh lại

để phù hợp với điềukiện của Việt Nam. Cho đến ngày 28 tháng 5 năm 2014 thì IASB đã ban hành IFRS 15 thay thế cho IAS 11 và IAS 18 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Chuẩn mực này giới thiệu một mơ hình ghi nhận doanh thu bao gồm 5 nguyên tắc cốt lõi mà DN phải dựa trên đó để ghi nhận doanh thu nhằm thể hiện giao dịch chuyển giao hàng hóa hay dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng cho khách hàng dưới hình thức giá trị tương ứng phần tiền mà DN sẽ được nhận lại từ việc chuyển giao hàng hóa/dịch vụ đó (IFRS 15 khơng áp dụng cho các hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng bảo hiểm, cơng cụ tài chính, các hợp đồng bảo đảm phi tiền tệ). Sau đó bảy tháng, ngày 22 tháng 12 năm 2014 bộ Tài Chính ban hành thơng tư 200/2014/TT – BTC nhằm thay đổi chế độ kế toán, thay thế cho quyết định 15/2006/QĐ – BTC, thông tư 244/2009/TT – BTC. Thông tư 200 quy định nhiều điểm mơi rất tiến bộ và thiết thực như: được dùng ngoại tệ để làm đơn vị ghi sổ kế toán; ban hành những tài khoản mới thiết thực kèm theo hướng dẫn cách hạch toán; bỏ các tài khoản theo dõi tài sản, nợ phải trả ngắn hạn; về mặt trình bày báo cáo tài chính thì thơng tư chỉ ra cách xử lý, trình bày báo cáo tài chính cho nhiều trường hợp phát sinh trong thực tế mà trước nay các văn bản của Việt Nam chưa cơng bố, chỉ có thể tham khảo trong chuẩn mực kế toán quốc tế hay các hướng dẫn của IASB; đồng thời thông tư cũng quy định cụ thể các trường hợp ghi nhận doanh thu nhưng cũng còn chung chung trong cách thức xử lý, ghi nhận.

Trong khi đó, IFRS 15 quy định rõ ràng 5 bước cốt lõi doanh nghiệp buộc phải thực hiện để ghi nhận doanh thu cho các loại hợp đồng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 hoặc trải dài đến thời điểm đó. Khác với US GAAP, IASB cho phép các DN áp dụng IFRS trước thời hạn hiệu lực nêu trên. Đặc biệt, chuẩn mực này địi hỏi những hàng hóa, dịch vụ riêng biệt phải được ghi nhận doanh thu một cách riêng rẽ. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thời điểm mà doanh thu được ghi nhận. Trong khi các nguyên tắc chung ghi nhận doanh thu vẫn được quy định nhưng IFRS 15 bao gồm một số lượng đáng kể các hướng dẫn cho các trường hợp phát sinh trong thực tế đòi hỏi sự cân nhắc trong việc ghi nhận doanh thu đúng thời điểm và đúng giá trị. Cuối cùng, IFRS 15 yêu cầu các thuyết minh quan trọng cần được nêu ra trên thuyết minh báo cáo tài chính liên quan đến việc báo cáo doanh thu. Doanh nghiệp cần phải đảm

B1: Xác định lọai

hợp đồng với khách hàngB2: Xác địnhnghĩa vụ thực hiện hợp đồngB3: Xác định giágiao dịch B4: Phân bổ giágiao dịch B5: Ghi nhận DTkhi hoàn thành nghĩa vụ h.đồng

bảo rằng họ có thể thu thập những thơng tin phù hợp một cách kịp thời liên quan đến các khoản doanh thu mà họ đang ghi nhận đối với từng loại hợp đồng với khách hàng.

Năm bước cốt lõi doanh nghiệp cần áp dụng để ghi nhận doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo IFRS 15:

Hình 5.1: Mơ tả 5 bước ghi nhận doanh thu Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hạn chế của thơng tư 200 như đã nói ở trên chính là khơng quy định cụ thể 5 bước cốt lõi để doanh nghiệp ghi nhận doanh thu như IFRS 15. Tác giả xin phân tích chi tiết và nêu ra những điểm ưu việt của các bước trên và đưa ra một số ví dụ ứng vào một vài dạng hợp đồng với khách hàng trong thực tế ở phần

5.2.Một số kiến nghị

5.2.1.Kiến nghị chung

Để có thể thúc đẩy nhanh q trình hội tụ, tăng mức độ hài hịa giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế, theo tác giả, chúng ta cần thực hiện những điều sau:

a) Việt Nam cần cập nhật hệ thống CMKT theo IAS/IFRS

CMKT Việt Nam được soạn thảo từ năm 2000 đến năm 2005 theo CMKT quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, các CMKT Việt Nam vẫn chưa được cập nhật, bổ sung tương ứng với những thay đổi của CMKT quốc tế đã áp dụng để soạn thảo CMKT Việt Nam cũng như các chuẩn mực ban hành sau năm 2005. Trong một nền kinh tế hội nhập ln có nhiều thay đổi như hiện nay, việc chậm cập nhật hệ thống CMKT sẽ

làm cho tính chính xác, trung thực và có thể so sánh được của các thơng tin tài chính trên báo cáo của các DN khơng đảm bảo được. Đây là ngun nhân chính làm tăng khoảng cách giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế.

Do đó, CMKT Việt Nam cần sớm cập nhật theo IAS/IFRS để có thể đáp ứng được những yêu cầu trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các DN trước những thay đổi của nền kinh tế.

b) Nâng cao năng lực của kế toán viên

Kế toán là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, lập BCTC, là người cần phải am hiểu CMKT, áp dụng CMKT nhằm phản ánh những thơng tin tài chính của DN. Do đó, họ cần được đào tạo chuyên môn bài bản qua trường lớp, thường xuyên cập nhật kiến thức để đảm bảo hiểu đúng, làm đúng với tinh thần của CMKT quy định.

Việc có được một đội ngũ nhân viên kế tốn có năng lực và khả năng thích ứng cao sẽ là một thuận lợi cho q trình thực hiện hài hịa với CMKT quốc tế. Bên cạnh hiểu và làm đúng theo CMKT Việt Nam, khi kế tốn viên có thể tìm hiểu thêm về kế tốn quốc tế thì họ sẽ khơng bỡ ngỡ khi CMKT Việt Nam ban hành những quy định mới theo IAS/IFRS. Điều này làm giảm thời gian và những khó khăn khi áp dụng các CMKT mới vào thực tế.

c) Nâng cao vai trị của hội nghề nghiệp kế tốn

CMKT quốc tế được ban hành bởi hội đồng CMKT quốc tế (IASB). Ở các nước phát triển, CMKT cũng thường được ban hành bởi các tổ chức chuyên nghiệp. Trong khi đó ở Việt Nam, hội nghề nghiệp kế tốn có vai trị và ảnh hưởng chưa lớn. Để gia tăng được tính sáng tạo và tính phù hợp của CMKT với thực tế cơng tác kế toán, hội nghề nghiệp kế tốn cần được phát huy vai trị của mình, tham gia nhiều hơn trong việc soạn thảo và ban hành các CMKT. Hội nghề nghiệp kế tốn cần có tiếng nói của mình đối với cơng tác kế tốn trong nước và đóng vai trị tiên phong trong công cuộc đưa CMKT Việt Nam tiến gần hơn với CMKT quốc tế.

Một phần của tài liệu Sự cần thiết về thẩm định nhu cầu sơ khởi trường hợp dự án cảng trung chuyển quốc tế vân phong (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w