Đánh giá tác động của Covid và các yếu tố ảnh hưởng đến thương mạ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 67 - 71)

mại quốc tế của Việt Nam

2.4.1. Kết quả

Thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian Covid vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là đối với xuất khẩu trong một số mặt hàng.

Thị trường Hoa Kỳ mặc dù chịu tác động lớn từ dịch bệnh Covid – 19, nhưng vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Về chủng loại mặt hàng, do nhu cầu tăng cao từ các thị trường nhập khẩu, nên giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng đều ở hầu khắp các nhóm hàng. Điều này cho thấy, việc tập trung vào các ngành liên quan đến sản phẩm thiết yếu sẽ là vô cùng

quan trọng trong bối cảnh tương tự như đại dịch. Tuy nhiên, để giá trị xuất khẩu tăng cao, cần tăng cường hàm lượng chế biến trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam có những dấu hiệu tích cực trong những năm gần đây. Các mức xuất siêu “năm sau cao hơn năm trước” (Tổng cục Thống kê, 2022).

Mặc dù có sự biến động về tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam cũng như trên thế giới, song với các chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ của Việt Nam, cũng như sự nhanh nhạy từ phía các doanh nghiệp.

Việc kiểm sốt được tình hình dịch bệnh cũng góp phần làm cho hoạt động sản xuất được mở cửa trở lại, ngay trong thời gian giãn cách, nhiều địa phương cũng đã cho phép các doanh nghiệp được thực hiện “sản xuất tại chỗ” nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi.

Nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh cũng đã phát huy sự sáng tạo và chủ động, nhằm khắc phục các hạn chế về nhân lực (do bị mắc Covid), hoặc do đứt gãy chuỗi cung ứng, từ thị trường nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường đầu ra. Một số doanh nghiệp đã nhanh nhạy chuyển sang sản xuất các sản phẩm thời vụ như khẩu trang, các thiết bị y tế.

2.4.2. Hạn chế:

Nhìn chung, trong bối cảnh Covid – 19, mặc dù sự gia tăng của xuất khẩu là điểm đáng mừng, nhưng xu hướng nhập siêu với một số đối tác vẫn tồn tại, làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Việt Nam.

Sự phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN cho thấy, về cơ bản nền sản xuất của Việt Nam vẫn yếu, trong bối cảnh Covid lại càng thấy rõ được điều này.

Nguyên nhân dẫn tới xuất khẩu tăng, chủ yếu vẫn là do Việt Nam vẫn giữ được những đơn hàng gia công từ các doanh nghiệp nước ngoài trong các ngành

hàng như dệt may, hoặc do xuất khẩu từ các doanh nghiệp FDI. Đây vẫn là những vẫn đề nội tại của nền kinh tế mà cần khắc phục.

2.4.3. Nguyên nhân:

Về phía Nhà nước:

- Mặc dù có nhiều chính sách điều hành nền kinh tế vĩ mơ, trong đó có chính sách về kiểm sốt dịch bệnh, nhưng nhiều chính sách chưa phát huy được hiệu quả

- Bối cảnh dịch bệnh khiến cho các hoạt động hợp tác giữa các chính phủ nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thương mại gặp nhiều khó khăn. Để sản phẩm của Việt Nam tiếp cận được nhiều thị trường hơn nữa, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập được vào thị trường thế giới.

- Môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất ổn, khi nền kinh tế xảy ra một cú sốc như Covid – 19, sự lúng túng trong cách điều hành, phòng chống dịch bệnh cũng như điều hành nền kinh tế tại một số địa phương, cũng như ở trung ương đã khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới. Nhiều hỗ trợ chưa thực sự được đến tay nhà sản xuất, khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, gây ra tình trạng thất nghiệp gia tăng. Việc hoạch định các chính sách kinh tế cũng cần có cách tiếp cận mới, phù hợp với mơi trường mới hiện nay.

Về phía doanh nghiệp:

Chưa thực sự chủ động trong việc quản lý các rủi ro, nhất là các rủi ro mang tính tồn cầu như Covid – 19. Bởi vậy, khi gặp vấn đề về đứt gãy chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp Việt Nam khá lúng túng, và gặp khó trong vấn đề giao nhận hàng hóa quốc tế.

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành, và liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngồi cịn lỏng lẻo, dẫn tới chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết trong các tình huống khẩn cấp.

Chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu. Mặc dù có nhiều FTA đã được ký kết giữa Việt Nam và các nước đối tác, nhưng chưa thực sự nhiều doanh nghiệp có thể tận dụng được các lợi thế này. Việc tăng cường các biện pháp cải tiến sản phẩm vẫn cần được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.

10 8 6 4 2 0 -2 -4 -6 -8 -10 20222023

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w