Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2021

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 46 - 50)

STT Nhóm

hàng

Kim ngạch (Tỷ USD) Cơ cấu (%)

2017 2018 2019 2020 2021 2017 2018 2019 2020 2021 1 Nhóm hàng cần nhập khẩu 190.2 210.1 222.8 231.5 295.2 88.4 86.2 84.32 82.26 88.85 2 Nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu 13.5 15.9 18.1 16.5 20.2 6.28 6.53 6.84 5.85 6.08 3 Hàng hoá khác 9.3 10.9 12.5 14.4 16.8 4.34 4.47 4.73 5.11 5.07

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Cơng thương

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm 2020 đã thể hiện nước ta đã tiếp tục triển khai hiệu quả khâu kiểm sốt hàng nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu tập trung chủ yếu ở

Hàng hố khác Nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu Nhóm hàng cần nhập khẩu 101112 9 8 7 6 5 4 3 2 1 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0

nhóm hàng cần nhập khẩu phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu chiếm hơn 82%, trong khi nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu chỉ chiếm dưới 6%.

Việc dịch bệnh bùng phát vào khoảng cuối tháng 3 năm 2020 đã gây ra một số biến động đối với cơ cấu hàng hóa nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu tháng 4 năm 2020 giảm 17,7% so với tháng 3, đạt 16,1 tỷ USD. Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh so với tháng 3 có thể kể đến như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 21%, đạt 4 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 15,9%, đạt 1 tỷ USD; vải các loại giảm 6,4%, đạt 1 tỷ USD; sản phẩm từ chất dẻo giảm 6,9%, đạt 620 triệu USD.

Tương tự, kim ngạch nhập khẩu của nhiều loại hàng hóa trong nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng giảm như: rau quả giảm 5,2% so với tháng 3/2020, đạt 90 triệu USD; phế liệu sắt thép giảm 6,4%, đạt 118 triệu USD; ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ cũng giảm 34%, đạt 44 triệu USD;… Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với tháng 3 như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 8,8%, đạt 3,3 tỷ USD; thép các loại tăng 12,6%, đạt 922 triệu USD; than đá tăng 18,2%, đạt 386 triệu USD;...

Hình 2.9: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2020

Đơn vị tính: Triệu USD

35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112

Nhóm hàng cần nhập khẩu Nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu Hàng hố khác

Năm 2021, với việc chuyển đổi chiến lược phịng chống dịch sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19, việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất được chú trọng nên các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động. Cùng với đó, thời điểm chuyển đổi chiến lược chống dịch vào thời điểm cuối năm đã làm nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng cao nhằm phục vụ các dịp noel và đón năm mới khi có nhiều nơi theo quy định mới đã trở thành vùng an tồn, có thể tổ chức các sự kiện, hoạt động cộng đồng. Điều này đã làm cho kim ngạch các nhóm hàng nhập khẩu đều tăng, trong đó nhóm hàng hóa cần nhập khẩu đạt 294,2 tỷ USD, tăng 27,1% so với năm 2020; nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu có kim ngạch tăng 22% so với năm 2020 (đạt 20,1 tỷ USD), tuy nhiên vẫn duy trì tỷ trọng khoảng 6% trong cơ cấu hàng nhập khẩu.

Tuy nhiên, không phải tại mọi thời điểm trong năm 2021 kim ngạch của các nhóm hàng nhập khẩu đều tăng trưởng.

Hình 2.10: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2021

Đơn vị tính: Triệu USD

Như vào tháng 2 năm 2021, tất cả các nhóm hàng nhập khẩu đều có sự suy giảm: nhóm hàng cần nhập khẩu đạt 18,2 tỷ USD, giảm 22,3%; nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu đạt 1,3 tỷ USD, giảm 16,8%; hàng hóa khác đạt 1,2 tỷ USD, giảm 21,5%. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ việc nước ta thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn làn sóng dịch bệnh lần thứ 3, điều này đã khiến cho cả cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm, dẫn đến kim ngạch các nhóm hàng nhập khẩu đều có sự sụt giảm.

2.1.3. Đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam

2.1.3.1. Đối tác xuất khẩu

Giai đoạn 2017-2021, Việt Nam không chỉ tăng cường xuất khẩu ở các thị trường truyền thống nhờ tận dụng hiêu quả các FTA, mà còn mở rộng khai thác ra các thị trường mới tiềm năng. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết thị trường các nước trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có được chỗ đứng vững chắc và có thể cạnh tranh tại những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc...

Có thể thấy, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu cao về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w