2.1. Thực trạng thương mại quốc tế của Việt Nam
2.1.2. Cơ cấu hàng hóa trong thương mại quốc tế của Việt Nam
2.1.2.1. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu giai đoạn giai đoạn 2017-2021 có những sự thay đổi theo hướng tích cực như: giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, sản phẩm đã qua chế biến. Sự thay đổi này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu
hàng hóa giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Khác với những giai đoạn trước đây, động lực tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn 2017-2019 khơng đến từ nhóm nơng, lâm, thủy sản mà đến từ những hàng hóa thuộc nhóm cơng nghiệp. Cụ thể, đối với nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản, kim ngạch giảm từ 26,1 tỷ USD năm 2017 xuống 25,5 tỷ USD vào năm 2019, đồng thời cơ cấu nhóm hàng này trong kim ngạch xuất khẩu giảm từ 12,1% xuống cịn 9,6%; tương tự, kim ngạch nhóm hàng nhiêm liệu và khoáng sản giảm từ 4,8 tỷ USD xuống 4,5 tỷ USD, đồng thời cơ cấu cũng giảm từ 2,2% xuống cịn 1,7%; trong khi đó nhóm cơng nghiệp chế biến lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về kim ngạch và cơ cấu qua từng năm (năm 2017, nhóm hàng này có kim ngạch xuất khẩu đạt 174,4 tỷ USD, chiếm 81,1% kim ngạch xuất khẩu thì sang đến năm 2019 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 222,6 tỷ USD và chiếm 84,2% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Bảng 2.2: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2021
STT Nhóm hàng Kim ngạch (Tỷ USD) Cơ cấu (%)
2017 2018 2019 2020 2021 2017 2018 2019 2020 2021 1 Nhóm nơng, lâm, thủy sản 26,1 26,6 25,5 24,8 28 12,1 10,9 9,6 8,8 8,3 2 Nhóm nhiên liệu và khống sản 4,8 4,7 4,5 2,9 3,6 2,2 1,9 1,7 1,0 1,1 3 Nhóm cơng nghiệp chế biến 174,4 201,9 222,6 239,5 290 81,1 82,9 84,2 85,1 86,2 4 Nhóm hàng hóa khác 9,8 10,4 11,7 14,3 14,7 4,6 4,3 4,4 5,1 4,4
30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112
Nhóm nơng, lâm, thuỷ sản
Nhóm cơng nghiệp chế biến Nhóm nhiên liệu và khống sảnHàng hóa khác
Những thay đổi tích cực này là kết quả của những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại những tác động tích cực, tạo thuận lợi và cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp được tham gia vào các hoạt động thương mại tồn cầu.
Quy mơ các mặt hàng xuất khẩu liên tục được mở rộng. Số lượng mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD tăng dần qua từng năm, đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2016, Việt Nam có 25 mặt hàng với kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; đến năm 2019 đã tăng lên 30 mặt hàng, chiếm tỷ trọng 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có đến 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 59,6%).
Hình 2.7: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020
Đơn vị tính: Triệu USD
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương
Năm 2020, cơ cấu hàng xuất khẩu tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực, trong đó sự tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng cơng nghiệp chế biến là động lực cho sự phát triển xuất khẩu. Cụ thể, trong khi xuất khẩu nhóm nơng, lâm, thủy sản giảm 2,7%; nhóm hàng nhiên liệu và khống sản giảm 35,6% thì nhóm hàng công nghiệp
chế biến tăng 7,6% so với năm 2019. Tỷ trọng nhóm hàng cơng nghiệp chế biến đạt trên 85% tổng kim ngạch xuất khẩu, mức cao nhất trong những năm gần đây. Sở dĩ, mặc dù có những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu nhóm hàng cơng nghiệp chế biến vẫn duy trì được sự tăng trưởng nhờ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mới như: mặt hàng đồ chơi, dụng cụ thể thao và phụ tùng (đạt 2,89 tỷ USD, tăng 48,7% so với năm 2019); sản phẩm nội thất từ các chất liệu khác gỗ (đạt 2,49 tỷ USD, tăng 47,6%);... qua đó bù đắp cho sự giảm sút của các mặt hàng truyền thống.
Vào thời điểm tháng 4 năm 2020, do ảnh hưởng của các chính sách hạn chế đi lại cả trong và ngoài nước, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều giảm so với tháng 3. Nhóm hàng cơng nghiệp chế biến sụt giảm nhiều nhất với kim ngạch chỉ đạt 14,2 tỷ USD, giảm gần 30% so với tháng trước, trong đó những mặt hàng chịu tác động nặng nề nhất như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,3 tỷ USD, giảm 10,5% so với tháng 3 năm 2020; điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,3 tỷ USD, giảm 37,9%; hàng dệt và may mặc đạt 1,9 tỷ USD, giảm 18,8%; giày dép các loại đạt 1,3 tỷ USD, giảm 6,6%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 850 triệu USD, giảm 13,8%;... Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản cũng giảm so với tháng 3 năm 2020, chỉ đạt 128 triệu USD. Ở nhóm hàng này, xuất khẩu dầu thô tuy tăng 26,5% về lượng trong tháng 4 năm 2020 nhưng lại giảm 14,1% về kim ngạch so với tháng 3 tháng 2020 do giá bị giảm. Nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu tháng 4 năm 2020 đạt 2,03 tỷ USD, giảm 6,4% so với tháng 3. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 4,6%; hạt điều giảm 4,2%; cà phê giảm 5%; cao su giảm 18%... Riêng mặt hàng rau quả lại tăng 7,9% so với tháng 3, đạt 390 triệu USD.
Sang đến năm 2021, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chứng kiến sự tăng trưởng kim ngạch của tất cả các nhóm hàng: nhóm nơng, lâm, thủy sản đạt 28 tỷ USD, tăng 12,9%; nhóm nhiên liệu và khoáng sản đạt 3,5 tỷ USD, tăng 20,7%; nhóm cơng nghiệp chế biến đạt 289,5 tỷ USD, tăng 20,9%; nhóm hàng hóa khác đạt 14,7 tỷ USD, tăng 2,6%. Nhóm hàng cơng nghiệp chế biến có tỷ trọng ngày càng cao khi đã chiếm 89,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021.
35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112
Nhóm nơng, lâm, thuỷ sản
Nhóm cơng nghiệp chế biến Nhóm nhiên liệu và khống sảnHàng hóa khác
Thời điểm bùng phát đợt dịch thứ 3 vào tháng 2 năm 2021 và bùng phát đợt dịch thứ 4 vào tháng 4 năm 2021 đều gây ra những tác động tiêu cực đối với xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của 2 đợt dịch này đến cơ cấu hàng xuất khẩu là khác nhau. Trong khi vào thời điểm tháng 2, sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu đến từ sự sụt giảm mạnh kim ngạch tất cả các mặt hàng (nhóm nơng, lâm, thủy sản giảm 33,7% so với tháng 1, đạt 1,5 tỷ USD; nhóm nhiên liệu và khống sản giảm 29,8%, đạt 167 triệu USD; nhóm hàng cơng nghiệp chế biến và nhóm hàng hóa khác cùng giảm 28,9%, đạt lần lượt 17,7 tỷ USD và 848 triệu USD), thì tại thời điểm tháng 4 sự suy giảm tổng kim ngạch xuất khẩu chủ yếu do sự sụt giảm của kim ngạch nhóm hàng cơng nghiệp chế biến (đạt 22,6 tỷ USD, giảm 12% so với tháng 3), cịn các nhóm nhiên liệu và khống sản và nhóm hàng hóa khác giảm khơng đáng kể, trong khi kim ngạch nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản có sự tăng nhẹ.
Hình 2.8: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021
Đơn vị tính: Triệu USD
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương
Vào tháng 11 năm 2021, Chính phủ đã ban hành quy định tạm thời, chuyển hướng chiến lược phịng chống dịch sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19”, điều này đã tạo điều kiện cho các hoạt động của nền kinh
tế, trong đó có hoạt động xuất khẩu phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Đến hết năm 2021, nhiều mặt hàng đã có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước thời kỳ dịch bệnh, một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng rất cao như sắt thép (tăng 123,4% so với năm 2020, đạt 11,7 tỷ USD); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (tăng 41%, đạt 38,3 tỷ USD);... Các ngành hàng có thể mạnh như dệt may, da giày dù tiếp tục chịu nhiều ảnh hương tiêu cực từ dịch bệnh nhưng cũng đã hoàn thành mục tiêu sớm hơn dự kiến.
2.1.2.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu
Giai đoạn 2017-2019, nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần nhập khẩu nhằm phục vụ sản xuất, xuất khẩu và các nhu cầu thiết yếu. Kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này ln chiếm gần 89% tổng kim ngạch nhập khẩu; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu chỉ chiếm dưới 7,1% và có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Điều này thể hiện rằng cơng tác kiểm sốt nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian này đã được thực hiện tốt.
Bảng 2.3: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2021
STT Nhóm
hàng
Kim ngạch (Tỷ USD) Cơ cấu (%)
2017 2018 2019 2020 2021 2017 2018 2019 2020 2021 1 Nhóm hàng cần nhập khẩu 190.2 210.1 222.8 231.5 295.2 88.4 86.2 84.32 82.26 88.85 2 Nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu 13.5 15.9 18.1 16.5 20.2 6.28 6.53 6.84 5.85 6.08 3 Hàng hoá khác 9.3 10.9 12.5 14.4 16.8 4.34 4.47 4.73 5.11 5.07
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương
Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm 2020 đã thể hiện nước ta đã tiếp tục triển khai hiệu quả khâu kiểm sốt hàng nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu tập trung chủ yếu ở
Hàng hố khác Nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu Nhóm hàng cần nhập khẩu 101112 9 8 7 6 5 4 3 2 1 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0
nhóm hàng cần nhập khẩu phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu chiếm hơn 82%, trong khi nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu chỉ chiếm dưới 6%.
Việc dịch bệnh bùng phát vào khoảng cuối tháng 3 năm 2020 đã gây ra một số biến động đối với cơ cấu hàng hóa nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu tháng 4 năm 2020 giảm 17,7% so với tháng 3, đạt 16,1 tỷ USD. Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh so với tháng 3 có thể kể đến như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 21%, đạt 4 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 15,9%, đạt 1 tỷ USD; vải các loại giảm 6,4%, đạt 1 tỷ USD; sản phẩm từ chất dẻo giảm 6,9%, đạt 620 triệu USD.
Tương tự, kim ngạch nhập khẩu của nhiều loại hàng hóa trong nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng giảm như: rau quả giảm 5,2% so với tháng 3/2020, đạt 90 triệu USD; phế liệu sắt thép giảm 6,4%, đạt 118 triệu USD; ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ cũng giảm 34%, đạt 44 triệu USD;… Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với tháng 3 như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 8,8%, đạt 3,3 tỷ USD; thép các loại tăng 12,6%, đạt 922 triệu USD; than đá tăng 18,2%, đạt 386 triệu USD;...
Hình 2.9: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2020
Đơn vị tính: Triệu USD
35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112
Nhóm hàng cần nhập khẩu Nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu Hàng hoá khác
Năm 2021, với việc chuyển đổi chiến lược phịng chống dịch sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19, việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất được chú trọng nên các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động. Cùng với đó, thời điểm chuyển đổi chiến lược chống dịch vào thời điểm cuối năm đã làm nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng cao nhằm phục vụ các dịp noel và đón năm mới khi có nhiều nơi theo quy định mới đã trở thành vùng an tồn, có thể tổ chức các sự kiện, hoạt động cộng đồng. Điều này đã làm cho kim ngạch các nhóm hàng nhập khẩu đều tăng, trong đó nhóm hàng hóa cần nhập khẩu đạt 294,2 tỷ USD, tăng 27,1% so với năm 2020; nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu có kim ngạch tăng 22% so với năm 2020 (đạt 20,1 tỷ USD), tuy nhiên vẫn duy trì tỷ trọng khoảng 6% trong cơ cấu hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, không phải tại mọi thời điểm trong năm 2021 kim ngạch của các nhóm hàng nhập khẩu đều tăng trưởng.
Hình 2.10: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2021
Đơn vị tính: Triệu USD
Như vào tháng 2 năm 2021, tất cả các nhóm hàng nhập khẩu đều có sự suy giảm: nhóm hàng cần nhập khẩu đạt 18,2 tỷ USD, giảm 22,3%; nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu đạt 1,3 tỷ USD, giảm 16,8%; hàng hóa khác đạt 1,2 tỷ USD, giảm 21,5%. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ việc nước ta thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn làn sóng dịch bệnh lần thứ 3, điều này đã khiến cho cả cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm, dẫn đến kim ngạch các nhóm hàng nhập khẩu đều có sự sụt giảm.