1.2. Các học thuyết về thương mại quốc tế
1.2.2. Lý thuyết về trọng lực
Mơ hình trọng lực (Gravity) trong kinh tế học có nguồn gốc từ Định luật Vạn vật hấp dẫn của Issac Newton, trong đó lực hấp dẫn tỷ lệ thuận với tích khối lượng của hai vật và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. “Mơ hình này được Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) giới thiệu lần đầu nhằm giải thích mơ hình trao đổi thương mại giữa các nước Châu Âu.” Sau này, sự phát triển của nền tảng lý thuyết và với việc được ứng dụng rộng rãi, mơ hình trọng lực đã trở thành mơ hình thành cơng nhất trong phân tích thương mại quốc tế.
Theo mơ hình này, “xuất khẩu từ nước i đến nước j được giải thích bởi quy mơ kinh tế của hai nước (thường được đo lường bằng GDP), bởi vì quy mơ kinh tế của nước xuất khẩu quyết định số lượng hàng hóa sản xuất cịn quy mơ thị trường của nước nhập khẩu thì xác định nhu cầu về hàng hóa mà nước xuất khẩu” có thể bán. Quy mơ hàng hóa được giả định là tỷ lệ nghịch theo chi phí vận chuyển giữa hai nước. Trong khi đó, chi phí vận chuyển có thể tính gần đúng bằng cách địa lý giữa các trung tâm kinh tế. Mơ hình trọng lực cơ bản cho thương mại giữa hai quốc gia i và j được diễn giải như sau:
Xij=a0*Yia1*Y a2*Dija3
Trong đó:
- Xij là dịng thương mại hoặc xuất khẩu từ quốc gia i tới quốc gia j;
- Yi là GDP của quốc gia i;
- Yj là GDP của quốc gia j;
- Dij là khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia i và j;
Kể từ sau lần đầu tiên được ứng dụng trong nghiên cứu bởi Tinbergen và Poyhonen, mơ hình trọng lực được sử dụng phổ biến và ngày càng hoàn thiện trong các nghiên cứu thực nghiệm về thương mại quốc tế. Nhiều biến thể của mơ hình trọng lực đã được phát triển, tiêu biểu có thể kể đến như nghiên cứu của Linnermann (1966) đã bổ sung biến dân số nhằm chỉ rõ tác động âm của nó đối với luồng thương mại; Anderson và Wincoop (2003) đã đưa thêm yếu tố rào cản đa
phương vào mơ hình của mình;... Từ đó, mơ hình trọng lực tổng qt đã được thiết lập với dạng thức sau đây:
Xij=a0*Yia1*Y a2*Dija3*B a4
Trong đó:
- Xij là dịng thương mại hoặc xuất khẩu từ quốc gia i tới quốc gia j;
- Yi là GDP của quốc gia i;
- Yj là GDP của quốc gia j;
- Dij là khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia i và j;
- Bij là các yếu tố có thể hỗ trợ hoặc ngăn cản luồng hàng hóa song phương
như dân số, văn hóa, thể chế,...