Góp phần xây dựng và đổi mới văn hóa dân chủ

Một phần của tài liệu NCKH tư TƯỞNG HCM về dân chủ, nội dung và giá trị (Trang 63 - 66)

B. NỘI DUNG

2.1. GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI DÂN TỘC

2.1.4. Góp phần xây dựng và đổi mới văn hóa dân chủ

2.1.4.1. Xây dựng văn hóa dân chủ trong Đảng

Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho việc xây dựng văn hóa dân chủ trong Đảng. Mỗi lời nói, hành động của Người trong việc chỉ đạo thực hành dân chủ trong Đảng đã trở thành nếp nghĩ và cách làm của mỗi một Đảng viên, mỗi một tổ chức Đảng.

Có thể thấy, Hồ Chí Minh đã tạo dựng được văn hóa dân chủ trong nội bộ Đảng và thực hành nó một cách hiệu quả trong thời kỳ kháng chiến. Đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nâng cao tinh thần phụ trách trước tổ chức, vì lợi ích của quốc gia dân tộc. Dân chủ trở thành nề nếp, nguyên tắc hoạt động trong nội bộ Đảng.

Tuy nhiên, đến nay, văn hóa dân chủ mà Hồ Chí Minh dày cơng xây đắp chưa thực sự thấm nhuần vào tâm thức của mỗi người Đảng viên. Nguyên do một số đảng viên hám lợi trước mắt đánh mất bản sắc của mình. Họ nghĩ đến tư lợi và nhóm lợi ích mà khơng dám đấu tranh với cấp trên. Mặt khác, quyền lực nằm trong tay người thủ trưởng đơn vị. Sự kiểm tra và giám sát chưa có một quy trình tương thích để tránh sự lạm quyền, tiếm quyền, vượt quyền. Cho nên, tình trạng dân chủ hình thức vẫn tồn tại đánh mất văn hóa dân chủ. Hơn nữa, việc hiểu và triển khai một cách đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ để nâng cao văn hóa dân chủ của chúng ta thực sự chưa đồng bộ và triệt để tạo nên dân chủ bị cắt xét, dân chủ nửa với, mà như vậy, theo Hồ Chí Minh dân chủ như vậy rất dễ chuyển thành bè cánh, phe phái và “dân chủ” dễ dàng chuyển thành “quan chủ”.

Hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ sẽ góp phần tạo dựng được văn hóa dân chủ trong quy chế làm việc của các cơ quan lãnh đạo và tham mưu của Đảng, văn hóa dân chủ trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, văn hóa dân chủ trong mối quan hệ giữa Đảng và Mặt trận tổ quốc, văn hóa dân chủ trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân sẽ ngày càng được nâng cao.

Thực thi văn hóa dân chủ theo Hồ Chí Minh sẽ giúp nhận thức của các cán bộ đảng viên về dân chủ tạo nên phong cách dân chủ trong q trình xử lý cơng việc, dân chủ phải trở thành thói quen chứ khơng phải là hình thức đối phó. Lắng nghe ý kiến của dân, chịu sự kiểm tra giám sát của dân mà khơng thấy khó chịu, tơn trọng ý kiến trái chiều, thẳng thắn đưa ra vấn đế tồn đọng và chủ động trong việc chất vấn ở các kỳ đại hội và Hội nghị trung ương… là những nét đẹp có văn hóa trong thực thi dân chủ. Đảng ta cũng đã thường xuyên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi dân chủ, nhất là luôn cố gắng “đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với đổi mới phong cách và lề lối làm việc sao cho thật sự dân chủ” [5; tr.13]. Dân chủ thật sự mới

là dân chủ có văn hóa. Thực hiện dân chủ trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh tạo thành một nét văn hóa dân chủ trong Đảng từ đó có những ảnh hưởng khơng nhỏ đối với văn hóa dân chủ trong quần chúng nhân dân.

2.1.4.2. Đổi mới căn bản văn hóa dân chủ trong quần chúng nhân dân

Hiện thực hóa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh đã làm cho văn hóa dân chủ trong truyền thống đã được nâng lên một tầm cao mới. Các phong tục, tập quán lạc hậu đè nén tư duy và lối sống dân chủ đã dần được cải tạo, đẩy lùi. Các tàn dư của phong kiến chuyên chế, độc quyền để lại như bất bình đẳng giới tính, coi thường phụ nữ, ăn bám, bóc lột, bất bình đẳng giữa các tầng lớp… được xóa bỏ. Đúng như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá, tư tưởng Hồ Chí Minh tạo dựng, đặc biệt ở chỗ “cởi cái ách thực dân, cái ách phong kiến, cái ách luật lệ lễ giáo cũ kỹ đời trước, cái giặc đói, cái giặc dốt, cái ách tam tịng tứ đức trói buộc người đàn bà” [9; tr.37], tạo nên một nét văn hóa dân chủ mới trong lịng dân tộc Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là cơ sở đánh giá văn hóa dân chủ trong nhân dân, làm thước đo trình độ dân chủ trong quần chúng nhân dân. Hiện nay, do sự phát triển nền kinh tế quá nóng, cùng với sự du nhập văn hóa ngoại lai và những mưu đồ chống phá của thế lực thù địch mà văn hóa dân chủ đã bị lạm dụng. Ỷ thế vào ngọn cờ

dân chủ mà tự do đôi lúc bị lạm dụng quá đà trở nên mất tự chủ. Một bộ phận quần chúng không hiểu được cái tự do là khi nhận thức được cái tất yếu. Tự do trong khuôn khổ pháp luật khơng cấm mới là có văn hóa dân chủ, nên đã đánh mất cái tự do có văn hóa biến mình thành tự do vơ tổ chức, tự do vơ văn hóa.

Vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất chăm lo nhiều đến quyền làm chủ của nhân dân, nhưng nhiều khi họ không những khơng biết dùng quyền dân chủ mà lại cịn lạm quyền vi phạm đến những quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp Việt Nam mà Hồ Chí Minh gây dựng ln hướng tới một nền dân chủ tồn diện của dân, do dân và vì dân, đó là nền tảng dân chủ quan trọng để đất nước nâng niu yêu thương, dìu dắt thế hệ trẻ xứng đáng trở thành người chủ ưu tú của nước nhà. Nhưng một bộ phận quần chúng chưa hiểu hết và thấm nhuần văn hóa dân chủ đã làm cho văn hóa dân chủ của Việt Nam bị bóp méo, bị lợi dụng. Thực tế ấy cho thấy, trình độ văn hóa dân chủ của ta chưa thực sự đáp ứng với những gì mà Hồ Chí Minh đã nêu.

Những vấn đề đặt ra:

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta có thể nhận thấy một số vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết như:

Một là, nhận thức về vai trò, địa vị của nhân dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn cịn chưa đầy đủ và tồn diện. Quyền tiếp cận thơng tin của nhân dân

được luật hóa; tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực hoạt động cũng như ở một số cơ quan nhà nước, kể cả ở Trung ương và địa phương, vấn đề minh bạch hóa thơng tin, nhất là trong công tác tổ chức cán bộ, thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ, cơng khai hóa các dự án để đấu thầu, minh bạch hóa tài sản và thu nhập cá nhân, quản lý tài nguyên, môi trường, quản lý tài chính cơng vẫn cịn hạn chế. Trách nhiệm giải trình và xử lý sau giải trình thơng qua các kỳ họp Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp cho thấy hiệu quả chưa cao, chưa đồng bộ. Vai trò kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và vai trò phản biện, giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Các phương thức thực hiện quyền làm chủ trực tiếp còn hạn chế. Vấn đề “bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân” còn bất cập. Hơn nữa, vấn đề quan tâm đến việc hưởng thụ các thành quả lao động sáng tạo của nhân dân còn bộc lộ nhiều thiếu sót, dẫn đến tình trạng phân hóa xã hội, lợi ích nhóm gia tăng, nguy cơ nghèo và tái nghèo tiềm ẩn cao.

Hai là, khoảng cách giữa việc ban hành luật pháp và thực hiện luật pháp chưa được rút ngắn. Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam vừa qua, độ chênh giữa việc ban hành và thực hiện pháp luật cịn có khoảng cách khá rõ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người dân chưa nhận thức rõ được vai trò của từng văn bản quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ.

Ba là, thực hành dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật còn nhiều bất cập. Trên thực tế, tình trạng “vừa thiếu dân chủ”, “vừa thiếu kỷ cương” chậm được khắc

phục. Trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cịn khơng ít các biểu hiện mất dân chủ hoặc dân chủ cực đoan; việc thực hành dân chủ ở nhiều nơi, nhiều lúc cịn mang tính hình thức, thực hiện pháp luật, kỷ cương khơng nghiêm. Quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan công quyền chưa được quy định rõ ràng, thực hiện chưa nghiêm. Còn thiếu các chế tài bảo đảm thực thi dân chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật.

Một phần của tài liệu NCKH tư TƯỞNG HCM về dân chủ, nội dung và giá trị (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w