Bổ sung và phát triển lý luận Mác – Lênin về dân chủ

Một phần của tài liệu NCKH tư TƯỞNG HCM về dân chủ, nội dung và giá trị (Trang 66)

B. NỘI DUNG

2.2. GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI THỜI ĐẠI

2.2.1. Bổ sung và phát triển lý luận Mác – Lênin về dân chủ

2.2.1.1. Bổ sung bản chất của dân chủ

Khi xác định bản chất của dân chủ dựa trên sự tổng kết sâu sắc lịch sử phát triển của nhân loại, cụ thể là sự phát triển của các loại hình dân chủ, từ dân chủ trong chế độ quân chủ đến dân chủ tư sản, C.Mác đã chỉ ra sự khác biệt căn bản về bản chất giữa dân chủ tư sản và dân chủ vô sản. Khi tổng kết kinh nghiệm của Công xã Paris, C.Mác cho rằng, sự ra đời của Công xã là một sự phủ định đối với chế độ quân chủ và sự tồn tại của nó đã cung cấp cho nền cộng hòa cơ sở của những thiết chế thật sự dân chủ [37; tr.453]. Theo C.Mác, Công xã là một thiết chế mà quyền lực nằm trong tay giai cấp cơng nhân, cơng nhân sở hữu tồn bộ tư liệu sản xuất và “về thực chất nó là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh của giai cấp những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế” [37; tr.454]. Rằng, Cơng xã là một nhà nước mà ở đó, nhân dân tự mình làm chủ chính mình, đó là một nhà nước dân chủ kiểu mới mà người chủ không phải là một nhóm người, mà là tồn bộ nhân dân lao động và đó mới là dân chủ thực sự. Nhờ việc phân tích vai trị của Cơng xã Paris và chế độ dân chủ trong công xã của C.Mác và Ph.Ăngghen mà chúng ta đã hiểu thêm được quan niệm về bản chất dân chủ của các ông.

Ph.Ăngghen cũng đưa ra một quan niệm tương tự như vậy, khi ơng phân tích tình cảnh của giai cấp vơ sản Anh và tổng kết bài học kinh nghiệm của Công xã Paris đối với tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.

Như vậy, có thể nói, dân chủ trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác là dân chủ cho đại đa số nhân dân, do giai cấp công nhân nắm quyền kiểm soát và do vậy, dân chủ ấy mang tính giai cấp. Đi sâu hơn nữa, ta thấy cả C.Mác lẫn Ph.Ăngghen đều có một dụng ý khẳng định người nắm quyền thống trị là giai cấp công nhân. Cái giới hạn dân làm chủ của các ơng chính là giai cấp cơng nhân làm chủ và họ chiếm tuyệt đại đa số trong nhân dân. Thật vậy, C.Mác nói: “Trong thời đại chúng ta nhà dân chủ và công nhân hầu như chỉ là một” [36; tr.43].

Tiếp nối tư tưởng dân chủ của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh đã làm rõ hơn bản chất của dân chủ. Dân chủ trong tư tưởng của Người là “dân là chủ” và “dân làm chủ”. “Dân là chủ” nghĩa là đã đặt nhân dân vào địa vị người chủ và được pháp luật cơng nhận, cịn “dân làm chủ” nghĩa là dân đã có thể thực hiện vai trị làm chủ của mình. Một định nghĩa ngắn gọn, súc tích như vậy về bản chất của dân chủ đã bao chứa trong nó một nội dung rộng lớn và nhân văn. Đặc biệt là, khi bổ sung và phát triển lý luận về bản chất của dân chủ trong học thuyết Mác, Hồ Chí Minh cịn làm rõ khái niệm Dân trong “dân là chủ và dân làm chủ” đối với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam.

Theo Hồ Chí Minh, dân là tồn thể dân tộc Việt Nam, là tất cả mọi người Việt Nam làm ăn và sinh sống trên mảnh đất Việt, khơng phân biệt giống nịi, đẳng cấp, tơn giáo, già trẻ, gái trai hay giàu nghèo, quý, tiện, mà bao gồm tất cả những ai thừa nhận mình là con dân nước Việt, mang dòng máu Việt Nam. “Mỗi một người con rồng cháu tiên” là con Lạc, cháu Hồng cùng chung một Tổ quốc đều là dân Việt. “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là tất cả đồng bào các dân tộc đều là người chủ nước nhà” [14; tr.94]. Khái niệm dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân dân, là đồng bào, là quần chúng… với nghĩa chỉ người dân Việt, tùy theo hồn cảnh khác nhau mà Người dùng cho thích hợp. Có thể nói, khái niệm Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm bao trùm, nhưng lại cụ thể, rõ ràng, không trừu tượng, chung chung.

Khái niệm Dân của Hồ Chí Minh trong từ dân chủ, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Trần Hậu, “đã vượt lên mọi sự hẹp hòi, phân biệt, đố kỵ thường xảy ra khi trong thực tế ảnh hưởng của ý thức hệ truyền thống đã đưa đến sự phân hóa và đấu tranh giai cấp, phân tầng xã hội vô cùng quyết liệt” [10; tr.20]. Khái niệm Dân trong dân chủ của

Hồ Chí Minh làm cho dân chủ khơng cịn bó hẹp ở tính giai cấp của nó. Dân chủ khơng phải chỉ dành cho tuyệt đại đa số nhân dân, mà là dành cho tồn thể nhân dân, khơng phân biệt giai cấp, tầng lớp. Và với quan niệm như vậy về dân trong bản chất dân chủ, Người đã gắn kết dân chủ với tinh thần đồn kết dân tộc. Theo đó, có thể nói, khái niệm Dân trong dân chủ của Hồ Chí Minh là một sự bổ sung và phát triển quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về bản chất của dân chủ.

2.2.1.2. Bổ sung vai trò của dân chủ

Xã hội cộng sản mới là mục đích cuối cùng của sự phát triển, dân chủ vẫn sẽ tồn tại trong xã hội đó như một phương tiện để củng cố và duy trì trật tự xã hội và đến một lúc nào đó, nói như V.I.Lênin, khi sự phát triển xã hội đã đạt đến một trình độ mà ở đó, nhà nước bị “thủ tiêu” thì khi đó, dân chủ mới bị xóa bỏ [33; tr.167]. Như vậy, có thể nói, với các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, dân chủ trước hết là phương tiện, là nguyên tắc của sự phát triển.

Thật vậy, trong Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ăngghen đã khẳng định: Cách mạng vơ sản có nhiệm vụ trước hết là “tạo ra một chế độ dân chủ và nhờ đó mà trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị chính trị của giai cấp vơ sản”. Rằng, “đối với giai cấp vô sản, chế độ dân chủ sẽ trở nên hồn tồn vơ ích nếu nó khơng được dùng ngay lập tức làm phương tiện để thi hành những biện pháp rộng rãi trực tiếp đánh vào chế độ tư hữu và bảo đảm sự tồn tại của giai cấp vô sản” [36; tr.469-470]. Trong thư gửi Edward Bernstein ngày 24 tháng 3 năm 1984, Ph.Ăngghen cịn nói rõ hơn rằng, “để giành được quyền lực chính trị, giai cấp vơ sản cũng cần đến những hình thức dân chủ, nhưng đối với nó, những hình thức dân chủ cũng như tất cả các hình thức chính trị chỉ là phương tiện mà thơi. Nếu ai đó giờ đây muốn đạt tới dân chủ, coi đó là mục đích, thì người đó nhất định phải dựa vào nơng dân và những người tiểu tư sản, tức là giai cấp phải bị diệt vong” [38; tr.184]. Thêm nữa, V.I.Lênin cũng đã khẳng định, “cần có sự kết hợp giữa đấu tranh cho dân chủ với đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội” [34; tr.470].Khi vận dụng lý luận dân chủ của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã bổ sung, phát triển quan điểm này của các ông và đi đến khẳng định rằng, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”; nó là giá trị mà nhân dân có quyền được hưởng, thuộc sở hữu của nhân dân. Khơng chỉ thế, Người cịn xác định dân chủ chính là khát vọng của con người, mà cụ thể hơn là người dân nước Việt luôn muốn chiếm lĩnh cái giá trị ấy cho dân tộc. Chính vì

thấy được giá trị cao quý của dân chủ mà Hồ Chí Minh đã xác định dân chủ là một trong những mục tiêu xây dựng đất nước. Trong Di chúc để lại cho chúng ta hôm nay, Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tơi là: Tồn Đảng, tồn dân ta đồn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [29; tr.624]. Thật ra, mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh đã được Hồ Chí Minh đưa ra ngay từ khi thành lập nước - năm 1945. Trong suốt những năm tháng ở cương vị Chủ tịch nước, Người cũng đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần mục tiêu ấy. Do vậy, chúng ta có thể khẳng định, dân chủ đối với Hồ Chí Minh không chỉ là công cụ, phương tiện, nguyên tắc hành động trong q trình phát triển, mà cịn là một giá trị đích thực, một mục tiêu cao cả cần đạt đến của con người và cũng là cái thúc đẩy con người hành động để đạt đến giá trị đó.

2.2.1.3. Bổ sung phương pháp thực hành dân chủ

Có thể nói, phương pháp thực hành dân chủ của Hồ Chí Minh khơng chỉ là sự áp dụng, vận dụng đúng đắn, mà còn là sự phát triển sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về dân chủ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Phương pháp thực hành dân chủ của Người là những giải pháp rất cụ thể trong từng trường hợp cụ thể nhằm hướng đến sự giải phóng con người, giành quyền dân chủ về tay nhân dân.

Hồ Chí Minh đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại, giữa trình độ nhận thức yếu kém và tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Người chủ trương thực hiện cơng tác dân vận vì đặc điểm của dân ta, nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu, không kinh qua dân chủ tư sản, tâm lý tiểu nơng dễ bị kích động, dễ q đà manh động… nên chỉ có dân vận mới nâng cao được sự hiểu biết của người dân về dân chủ. “Dân vận” của Hồ Chí Minh chính cũng là một phương pháp thực hành dân chủ mang một sắc thái mới đóng góp thêm cho phương pháp thực hành dân chủ trong học thuyết Mác. Chính bởi Hồ Chí Minh hiểu rằng: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là tồn nhân loại” [15; tr.509-510]. Điều này cho thấy, hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam khác xa với ở châu Âu khi đó. Nên, phương pháp thực thi dân chủ sẽ khơng thể giống hồn tồn với phương pháp của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác. Do vậy, chúng ta có thể khẳng định Hồ Chí Minh đã góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển lý luận Mác – Lênin về phương pháp thực hành dân chủ.

2.2.2. Cổ vũ phong trào đấu tranh vì hịa bình dân chủ trên tồn thế giới

Điều khác biệt ở Hồ Chí Minh so với những nhà lãnh đạo khác trên thế giới có lẽ là ở sự gần gũi, giản dị của Người. Hồ Chí Minh là hình ảnh sống về đạo đức cách mạng. Nói về sự khiêm tốn, giản dị chân thành của Người, cố Tổng thống Chile Xanvado Agiende đã phát biểu: “Đằng sau vẻ bề ngồi mềm mỏng của Ơng là một tinh thần quật cường, dũng cảm, bất khuất… Lúc đầu người phương Tây chỉ cười bộ quần áo của Ông, xong rồi nhiều người nhận rõ rằng bộ quần áo đặc biệt của Ông chứng tỏ cho dù bất cứ ở đâu, giữa những người thượng lưu hay giữa đám đông quần chúng, không bao giờ Ơng qn mình là người trong quần chúng của đất nước Việt Nam yêu quý của mình… Nếu ai muốn tìm một từ có thể tóm gọn tất cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là một sự hết sức giản dị và hết sức khiêm tốn của Ông” [50]

Sau khi cách mạng thành công ở miền Bắc Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam hồn tồn có thể lo cho Người một cuộc sống tiện nghi hơn những năm kháng chiến, nhưng Người đã tù chối cuộc sống xa hoa trong những dinh thự sang trọng mà chọn cho mình một cuộc sống giản dị như bao người dân Việt Nam vào thời kỳ đó. Tiện nghi trong cuộc sống chỉ bao gồm những thứ tối cần thiết. Quần áo sang trọng nhất cũng chỉ là một bộ đại cán may bằng vải kaki. Những bữa ăn hàng ngày lúc nào cũng có rau luộc và cà muối dầm tương. Nhưng sự giản dị khiêm tốn đó vẫn tốt lên tâm hồn, cốt cách thanh cao và tao nhã. Trong những năm tháng đất nước bộn bề những khó khăn, Người vẫn sáng tác những áng thơ tuyệt tác. Nơi ở của Người, bao giờ cũng tràn ngập màu xanh của cây cối và cỏ hoa, rộn tiếng chim ca trong vườn và tiếng cá quẫy dưới ao sâu. Nhà báo Mỹ Harrison S. Salisbury sau khi được gặp Bác, đã viết: “Cụ sống giản dị và khắc khổ tại căn buồng phụ nhỏ và đơn sơ sau dinh toàn quyền cũ ở Hà Nội, rất lịch thiệp khi uống trà với khách (tặng một bơng hồng đối với khách nữ, nói một câu đùa hài hước đối với khách nam), tất cả đều là nhân tố của thần thoại và truyền thuyết…”[43]. Nhà văn nữ Blaga Đimitrova của Bulgaria cũng viết trong “Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh”: “Niềm hy vọng cũng có nhiều tên gọi khác nhau, song ở Việt Nam niềm hy vọng được tượng trưng là Chủ tịch Hồ Chí Minh”[30; tr.10].

Những ai đã được một lần tiếp xúc với Người đều khơng thể qn được hình ảnh gần gũi, giản dị, cách ứng xử chân thành xóa đi mọi rào cản và khoảng cách. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chủ tịch Hồ Chí Minh cao mà khơng xa, mới mà

không lạ, to lớn mà khơng làm ra vĩ đại, sáng chói mà khơng gây chống ngợp, gặp lần đầu mà như thân thuộc từ lâu” Tại ngôi nhà sàn giản dị, tầng một để hồn tồn thống với không gian xung quanh. Giữa thiên nhiên rộng mở, mọi nghi thức ngoại giao đều được xóa bỏ. Người dành cho các cháu thiếu nhi một chỗ đặc biệt trong ngơi nhà của mình, đó là những chiếc bệ bê tơng lát gỗ phía trên bao quanh ngơi nhà. Có thể tưởng tượng ra tiếng nói, tiếng cười và cả tiếng hát vui tươi của trẻ thơ vẫn như còn rộn ràng nơi đây. Nơi người tiếp khách đôi khi ở giữa vườn cây, đơi khi lại chính là phịng làm việc ở tầng 2 ngơi nhà sàn, khách với chủ có thể ngồi cùng nhau dưới sàn nhà trị chuyện. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Anh Giơn Gơ-lan có nhận xét sau khi làm việc với Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh rằng: “Được gặp gỡ và nói chuyện với đồng chí Hồ Chí

Minh là một ấn tượng khơng thể nào qn được. Đây là một con người vĩ đại nhưng không bao giờ tỏ ra mình là một con người vĩ đại. Mặc dầu có những trọng trách phải gánh vác, Người vẫn thân ái, nhiệt tình và sơi nổi làm cho bạn cảm thấy thoải mái” [2;

tr.1]. Chính phong cách giản dị và gần gũi đó lại làm nên phong cách riêng vơ cùng đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói về điều này, nhà báo Mỹ David Stamp đã từng nhận xét: “Ở ơng Hồ, tính giản dị là một sức mạnh. Ở địa vị càng cao thì ơng lại càng giản dị và trong sạch. Ơng khơng cố tìm kiếm cho mình những trang sức về quyền lực bởi ông tự tin ở chính mình và ở mối quan hệ giữa ơng với nhân dân và lịch sử”.

Suốt đời chiến đấu không ngừng nghỉ khơng chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cịn cho cả nhân loại cần lao, Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu được bầu bạn khắp năm châu ngưỡng mộ và khâm phục. Trong Từ điển Danh nhân văn hóa thế giới, trong lĩnh vực chính trị - xã hội, từ điển đã dành hai trang 332-333 ghi rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn cờ đầu của giải phóng dân tộc. Người đã dẫn dắt triệu triệu người Việt

Một phần của tài liệu NCKH tư TƯỞNG HCM về dân chủ, nội dung và giá trị (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w