B. NỘI DUNG
2.2. GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI THỜI ĐẠI
2.2.3. ra một số giải pháp xây dựng nền dân chủ
Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết của cán bộ, đảng viên và nhân dân về dân chủ.
Muốn thực hiện quyền làm chủ thì trước tiên nhân dân phải hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về các quyền tự do dân chủ ở cơ sở của mình. Đó là quyền được biết những cơng việc mà chính quyền có trách nhiệm phải cơng khai, quyền được bàn và quyết định trực tiếp, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của nhân dân, quyền giám sát các cơng việc của chính quyền... Pháp
luật về dân chủ ở cơ sở cũng quy định các hình thức thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân. Nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của việc thực thi, phát huy dân chủ, để từ hiểu rõ ý nghĩa, vai trị, người dân sẽ chủ động và tích cực thực thi, sử dụng các quyền dân chủ và đấu tranh bảo vệ quyền dân chủ; học dân chủ, nâng cao trình độ hiểu biết về dân chủ, đồng thời phấn đấu, rèn luyện phương pháp thực hành dân chủ và có bản lĩnh thực hành dân chủ. Có như vậy nhân dân mới thực hiện quyền làm chủ thực sự, tránh tình trạng dân chủ chung chung, dân chủ hình thức, đó chính là từ “pháp luật trên giấy tờ” trở thành “pháp luật trong hành động”.
Chỉ khi nào người dân biết sử dụng và phát huy các quyền dân chủ thì các lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, các quyền và lợi ích của mỗi người dân mới được bảo đảm. Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của thực hiện dân chủ của các nước trên thế giới.
Cán bộ, công chức, đảng viên là lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình thực thi dân chủ, do vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên, cơng chức, cấp ủy và chính quyền có ý nghĩa to lớn, góp phần quyết định thực thi dân chủ.
Trước hết cần bồi dưỡng phong cách quần chúng, thực hành dân chủ theo tư tưởng, phong cách dân chủ Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm về dân chủ bằng những diễn đạt ngắn gọn: “Dân là chủ”, “Dân làm chủ”, “Dân là gốc”, “Nước ta là nước dân chủ”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, và vai trị “Dân chủ là cái chìa khóa vạn năng”. Thực hiện tư tưởng của Người, chính quyền phải giúp cho nhân dân có năng lực làm chủ, biết hưởng quyền làm chủ, biết dùng quyền làm chủ và tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, pháp luật có để người dân thể hiện quyền làm chủ.
Thứ hai, đích cuối cùng của thực hiện dân chủ cơ sở là góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Thực hiện Quy chế dân chủ khơng phải vì bản thân quy chế đó hay vì sự ổn định xã hội nhất thời, mà đích cuối cùng là bảo đảm cho nhân dân có cuộc sống ấm no hơn, tiến bộ hơn. Do vậy, để đạt được mục đích đó cần hướng vào: Tạo điều kiện thuận lợi và giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp triển khai các dự án tại địa phương; xây dựng và mở rộng nhiều mơ hình hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới, hiệu
quả; đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, mơi trường; thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, an ninh - trật tự.
Thứ ba, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những cơ chế bảo đảm dân chủ trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đảng phải là tấm gương về dân chủ trong tổ chức và hoạt động của mình.
Cần tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để làm rõ trong điều kiện một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền vẫn phát huy được dân chủ thực sự, vẫn giữ vững được sự lãnh đạo của Đảng, Đảng trong sạch, vững mạnh; cán bộ, đảng viên khơng rơi vào suy thối, xa rời quần chúng. Phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, “dựa vào dân để sửa chính sách”, “sửa cán bộ” như Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải được thảo luận trong Đảng và đưa ra toàn dân thảo luận rộng rãi trước khi Đảng quyết định.
Để có dân chủ rộng rãi trong Đảng, điều cốt yếu là nhận thức đúng đắn và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ. Mọi đảng viên được quyền bàn bạc, thảo luận và quyết định mọi công việc của Đảng - từ những công việc cụ thể của tổ chức đảng cơ sở đến những vấn đề lớn như xây dựng đường lối. Đảng viên có quyền tranh luận, nêu ý kiến của riêng mình và có quyền bảo lưu ý kiến lên cấp lãnh đạo cao nhất. Đảng phải khuyến khích thảo luận, tranh luận với những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau để đi đến thống nhất về quan điểm nhưng khi đã thành nghị quyết của tập thể thì mọi đảng viên phải tơn trọng, nói và làm theo nghị quyết. Bên cạnh đó, mọi cấp ủy đảng phải thực sự lắng nghe ý kiến của cấp dưới và đảng viên, biết tổng hợp trí tuệ và sáng kiến, kinh nghiệm cơng tác phong phú của đảng viên.
Bên cạnh đó, để tăng cường và nâng cao quyền giám sát của người dân, cần xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với Đảng. Chẳng hạn, nhân dân được giám sát những nội dung gì, phản ánh cho ai, bằng hình thức nào, cơ chế phản hồi như thế nào... nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Đồng thời, cần tiến hành thể chế hóa quyền và trách nhiệm của Đảng trong xã hội; thể chế hóa quan hệ giữa Đảng và các thiết chế chính trị - xã hội. Theo đó, cần tiến hành đẩy mạnh dân chủ hóa trong cơng tác cán bộ; cải tiến cơng tác bầu cử; đồng
thời hồn thiện cơ chế dân chủ trong các cuộc bầu cử. Bầu cử cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân cần có số dư. Đồng thời, cần khuyến khích những người có đức, có tài ra ứng cử, hướng đến việc bầu cử nên qua tranh cử. Cơ cấu đại biểu trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước phải lấy tiêu chuẩn làm đầu.
Mặt khác, cần nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện). Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các luật về trưng cầu ý dân, luật biểu tình, luật về hội, luật về tiếp cận thông tin để tạo cơ sở pháp lý giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân trong xã hội.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của chế độ thực hành dân chủ trong các cơ quan, đơn vị nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, cơng chức, viên chức và nâng cao vai trị của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
Phát huy dân chủ trong cơ quan, đơn vị có vai trị hết sức quan trọng góp phần để cơ quan, đơn vị hồn thành nhiệm vụ, xây dựng khối đại đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị; từ đó góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chun mơn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước. Xuất phát từ thực trạng vấn đề dân chủ trong các cơ quan, đơn vị hiện nay; để nâng cao chất lượng của chế độ thực hành dân chủ, trước hết cần đổi mới cơ bản về hệ thống chính trị ở các cấp chính quyền cơ sở. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở cần: đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước ở chính quyền cơ sở; đổi mới và kiện tồn các đồn thể chính trị - xã hội.
Cần tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ccas cấp để cán bộ, công chức thực sự là “công bộc của nhân dân”, làm việc cũng phải vì lợi ích của nhân dân và Nhà nước, góp phần xây dựng niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Cần tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; tăng cường công tác giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạnh của cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm túc và tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ. Có chính sách, chế độ ưu đãi thực sự để thu hút người trẻ tuổi, có trình độ chun mơn về công tác tại hệ thống các cơ quan, đơn vị.
Theo đó, mỗi cơ quan, đơn vị cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trong vấn đề thực hiện tốt quy chế dân chủ ở đơn vị mình, phù hợp với hồn cảnh và tình hình thực tiễn, đặc biệt là các nội dung liên quan tới quản lý tài chính tài sản, đào tạo, thi đua khen thưởng, chính sách cán bộ... Những nội dung này phải được tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị thảo luận và cho ý kiến. Đồng thời, các cấp Cơng đồn phải thường xun phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt ý nghĩa, nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức; nhất là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tuyên dương các gương cá nhân tiêu biểu trong vấn đề thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, đơn vị đó.
Mặt khác, mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị phải luôn nhận thức được rằng việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở là một nội dung công tác thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của mình; góp phần đẩy lùi tình trạng quan liêu, cửa quyền trong bộ máy quản lý của cơ quan, đơn vị nhằm xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.