NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ

Một phần của tài liệu NCKH tư TƯỞNG HCM về dân chủ, nội dung và giá trị (Trang 27)

B. NỘI DUNG

1.3. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ

1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực chính trị

Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị được thể hiện ở việc khẳng định quyền lực của nhân dân trong Hiến pháp và pháp luật; đảm bảo tổ chức nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân.

Khẳng định địa vị của nhân dân và thể hiển nó trong thực tiễn là hịn đá thử về một nền dân chủ, một thiết chế dân chủ đích thực hay giả dối. Hồ Chí Minh viết: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [20; tr. 515] quan niệm địa vị cao nhất là dân được Người giải thích ngắn gọn vì dân là chủ. Theo Hồ Chí Minh, địa vị là chủ được quyết định bởi mọi quyền hành và lực lượng là của dân, mọi cơng việc là do dân và do đó thành quả của nền dân chủ với địa vị cao nhất là nhân dân thì mọi lợi ích là của dân chứ khơng phải của một thiểu số nào. Đó là cơ sở căn bản nhất, là xuất phát điểm để Hồ chí Minh đưa quan điểm dân chủ vào thực tiễn

cuộc sống. Vị thế chính trị - là chủ và với hành động của người làm chủ - không phải chỉ nêu trên những khẩu hiệu mà phải được thực hiện đầy đủ trong thực tiễn

Trước hết, vị thế chính trị - quyền là chủ và làm chủ của nhân dân được khẳng định qua Tun ngơn độc lập do Hồ Chí Minh soạn thảo, trong đó các giá trị dân chủ gắn liền với độc lập, tự do của Tổ quốc gắn liền bình đẳng và cơng bằng xã hội,… những nội dung thể hiện các giá trị về dân chủ của tuyên ngôn độc lập lại được khẳng định bằng một bản Hiến pháp thấm đậm tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh và cũng chính Người lại sáng lập nhà nước dân chủ ở nước ta. Hiến pháp năm 1946 đặt pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện quyền lực của nhân dân trong điều kiện lịch sử hết sức khó khăn lúc đó. Và cũng vì vậy trong lời nói đầu tiên của Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định ngay “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ” [13; tr.7]. Vấn đề là chủ, làm chủ của nhân dân của các giai tầng còn được xác định cụ thể và rõ ràng trong Hiến pháp ( 1946 và 1959 ) bằng cách khẳng định về quyền và nghĩa vụ của công dân ( chương II ). Hiến pháp 1946 tuyên bố bảo đảm: “quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam (Điều 12); Quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay ( Điều 13 ); giúp đỡ những công dân già cả hoặc tàn tật, trẻ con… ”[12; tr.11] Hiến pháp năm 1946 còn tuyên bố: “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa” (Điều 22), Ban Thương vụ Nghị viện có quyền “kiểm sốt và phê bình Chính phủ” (Điều 36)… Quan điểm “quyền lực thuộc về nhân dân” cịn được Hồ Chí Minh nói rõ trong bản Hiến pháp năm 1959. Điều 6 của bản Hiến pháp này nêu rõ: “Tất cả các cơ quan Nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân...”.

Như vậy, nội dung giai cấp và vấn đề đồn kết dân tộc ln là những định hướng mà Hồ Chí Minh đặt ra trong q trình xây dựng Hiến pháp và pháp luật ngay ngay từ khi xác lập chế độ dân chủ mới ở nước ta cũng như trong các thời kỳ tiến lên của đất nước và dân tộc, Người viết; “Hiến pháp phải bảo đảm được quyền tự do, dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở công nông liên minh và do giai cấp cơng nhân lãnh đạo. Nó phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng” [22; tr.322] và “pháp luật của ta là pháp luật dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”

Hồ Chí Minh chỉ rõ nước ta là một quốc gia đa dân tộc, quyền làm chủ của nhân dân phải thuộc về tất cả đồng bào các dân tộc ít người và cho rằng “phải làm cho các dân tộc anh em dần dần tự quản lý, lấy mọi cơng việc của mình, để mau chóng phát triển kinh tế và văn hóa của mình, để thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt” [21; tr.543]. Khẳng định vị trí là chủ và làm chủ của nhân dân trong Hiến pháp và pháp luật là sự đảm bảo đầu tiên cho việc thực hành dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở một nước chưa trải qua nền dân chủ tư sản, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân thông qua Hiến pháp thể hiện quan điểm lý luận, Lý tưởng chính trị, chuẩn mực chính trị pháp quyền, là xây dựng mặt tinh thần của hệ thống chính trị ở nước ta. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng một Hiến pháp dân chủ, trong đó xác định rõ quyền làm chủ của nhân dân với những cơ chế để thực hiện quyền lực đó của nhân dân trong thực tiễn là những quan điểm căn bản cho xây dựng mặt vật chất của hệ thống chính trị dân chủ ở nước ta, thể hiện trước hết qua việc xây dựng Nhà nước.

Xây dựng nhà nước dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở quan điểm

Một là Nhà nước do dân, quyền binh thuộc về nhân dân

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã tiến hành thực hiện ngay quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực chính trị thơng qua tổ chức, xây dựng nhà nước dân chủ mới ở nước ta, Người sử dụng kết hợp các hình thức dân chủ chủ đại diện với việc bầu ra Nghị viện (Quốc hội); Dân chủ trực tiếp với hình thức linh hoạt như chế độ toàn dân phúc quyết (Hiến pháp năm 1946). Sau ngày Tun ngơn độc lập Người nói: “Tơi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” [18; tr.8]. Tổng tuyển cử là một biểu thị thực hiện quyền dân chủ chính trị của nhân dân, đảm bảo chế độ dân chủ tự do. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ta tính chất của nhiệm vụ này: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác cơng việc của nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là cơng dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia trai gái, giàu nghèo, tơn giáo, nịi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là cơng dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó cho nên Tổng tuyển cử là tức là tự do bình đẳng, tức là dân chủ, đồn kết. Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính

phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của tồn dân [18; tr.133] Do đó dân chủ trong lĩnh vực chính trị là bảo đảm quyền tự do, bình đẳng trong bầu cử và ứng cử của nhân dân vào các cơ quan đại diện là nhà nước

Hai là Nhà nước vì dân.

Hồ Chí Minh đã nêu lên một loạt những luận điểm về xây dựng một nhà nước dân chủ. Đó là các quan điểm về bản chất, về mục tiêu, về nội dung chức trách và nhiệm vụ của nhà nước vì dân. Người viết “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ” [20; tr.365] vì Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra và nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụ nhân dân; tổ chức, giáo dục, động viên nhân dân xây dựng cuộc sống mới. Khơng chỉ xác định vị trí là chủ của nhân dân đối với nhà nước, Hồ Chí Minh cịn giải thích rất cụ thể mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân trong nhiệm vụ phục vụ nhân dân: “ Chính phủ Cộng hịa Dân chủ là gì? Là đầy tớ chung của dân, từ Chủ tịch tồn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đầy tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan phát tài. Nếu chính phủ làm hại đến dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” [19; tr.60]. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng khẳng định ngay trách nhiệm là chủ và làm chủ: “Nhưng khi dân dùng đầy tớ làm việc cho mình thì phải giúp đỡ Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì Chính phủ phải phê bình Chính phủ, phê bình nhưng không phải là chửi” [19; tr.60]. Trong mối quan hệ tương tác trên đây về quyền lợi và nghĩa vụ của người chủ thể hiện quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa trong Chính trị. Đây là nét đặc biệt nữa trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.

Chế độ xã hội chủ nghĩa, với tư cách là một hệ thống đang phát triển, với nhà nước của dân, do dân và vì dân có khả năng giải quyết các mâu thuẫn đó mà khơng tạo ra sự căng thẳng xã hội. Theo Hồ Chí Minh, một trong những vấn đề chiến lược để giải quyết các mâu thuẫn xã hội, tăng cường năng lực của nhà nước là phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân. Sự phát triển đó, một mặt cho phép nhà nước nắm bắt được các mâu thuẫn đang hình thành để giải quyết, mặt khác tạo ra sự tác động thường xuyên làm cho nhà nước ln ở trong tiến trình tự điều chỉnh, làm cho nó ngày càng hồn thiện hơn, thưc hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ, chức trách của nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cùng song hành với việc giải quyết các mâu thuẫn từ lúc phát sinh và sự hồn thiện của nhà nước, thì sự phát triển quyền dân chủ

và sinh hoạt chính trị của nhân dân là ngày càng phát huy tính tích cực, sức sáng tạo và sự chủ động tham gia của nhân dân vào các công việc của đất nước. Chỉ có như vậy mới xây dựng được một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

Nhân dân có quyền bầu ra đại biểu của mình, đồng thời cũng có quyền bãi miễn những đại biểu đó. Đây là biểu hiện quyền lực tối qua của nhân dân. Quyền lực đó được khẳng định thơng qua thực tiễn, làm cho Quốc hội nước ta xứng đáng là cơ quan đại diện quyền lực cao nhất của tồn dân. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nhân dân có quyền bãi miễn để đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình” [23; tr.591]. Trên mức độ cao hơn, Theo Hồ Chí Minh, nếu khơng làm trịn nhiệm vụ của người đầy tớ trung thành và tận tụy của nhân dân thì từ Chủ tịch nước cho đến giao thơng viên cũng vậy, dân khơng cần đến họ nữa. Điều đó thể hiện địa vị của nhân dân ở lĩnh vực chính trị, trong xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Cùng với việc ln khẳng định bản chất dân chủ xẫ hội chủ nghĩa của Nhà nước ta, Hồ Chí Minh cũng rất nhấn mạnh vấn đề chuyên chính và chỉ rõ mối quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính và chỉ rõ mối quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Người nói: “Dân chủ và chun chính đi đơi với nhau”, “quan hệ mật thiết với nhau”. “Muốn dân chủ thực sự phải chun chính thực sự, vì khơng chun chính thực sự bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân” [23; tr.29]. Người giải thích rằng “chế độ nào cũng có chun chính, vấn đề là ai chun chính với ai ?...Như cái hịm đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa. Khóa và cửa cốt đề phòng kẻ gian ăn trộm. Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, cái cửa là đề phòng kẻ phá hoại, nếu hịm khơng có khóa, nhà khơng có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa. Thế dân chủ cũng phải có chun chính để giữ lấy dân chủ”. Người khẳng định: “Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường chuyên chính để làm cho chính quyền ta ngày càng thật sự là chính quyền của nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ thù của nhân dân” [22; tr.289]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, dân chủ trong chính trị là xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân có nhiệm vụ thực hiện và phát triển nền dân chủ, tạo ra những điều kiện đảm bảo quyền

lực của nhân dân đối với cơ quan và viên chức nhà nước, mặt khác nó thực hiện chun chính với kẻ thù của dân chủ.

Ba là, Nhà nước pháp quyền.

Để địa vị làm chủ của nhân dân được thực hiện và xây dựng được nhà nước do dân, vì dân, thực thi trách nhiệm phục vụ lợi ích của nhân dân, phát triển quyền dân chủ và động viên nhân dân tích cực tham gia vào các cơng việc quản lí đất nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc xây dựng một nhà nước pháp quyền mà điều trọng yếu là phải xây dựng Hiến pháp, pháp luật thích hợp với sự phát triển của đất nước và tăng cường giáo dục thực hiện luật pháp trong toàn xã hội. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm nhấn mạnh đến vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong xây dựng chế độ dân chủ. Ngay từ u sách 8 điểm gửi Hội nghị hịa bình ở Vécxây năm 1919, Người đã yêu cầu phải “cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho những người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như những người Châu Âu …”, “Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” [15; tr.416] và sau này trong bài Việt Nam yêu cầu ca. Những vấn đề trên chứng tỏ rằng Hồ Chí Minh sớm quan tâm đến vấn đề pháp quyền dân chủ, đồng thời còn thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của Người về bản chất của một loại nhà nước cai trị không phải bằng luật mà bằng các sắc lệnh. Đó là nhà nước khơng có quyền lập pháp xuất phát từ quyền lực thuộc về nhân dân; một nhà nước cai trị bằng quyền hành pháp của chính phủ, tùy tiện ra sắc lệnh theo ý chí chủ quan của thiếu số chỉ để dễ dàng cho sự thống trị của mình. Nhà nước như vậy là nhà nước phản dân chủ. Đây là những vấn đề Hồ Chí Minh đã viết trong các bài báo, đặc biệt là trong tác phẩm Bản án chế dộ thực dân Pháp.

Do vậy khi nước nhà độc lập vấn đề quan tâm đầu tiên của Hồ Chí Minh là xây dựng một Hiến pháp dân chủ, là tổ chức một nhà nước của dân đảm bảo phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Trong quá trình xây dựng Hiến pháp theo sự phát triển của đất nước, Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh tới việc phải có Hiến pháp bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở công nông liên minh và do giai cấp lãnh đạo. Đồng thời với việc chỉ đạo xây dựng hệ thống luật pháp dân chủ ở nước ta, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật. Điều đó thể hiện rõ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa pháp trị và đức trị trong tư tưởng

Pháp quyền của Người. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh ln chỉ đạo việc phổ biến, tun truyền, giáo dục, giải thích luật pháp, hướng dẫn việc thi hành và thực hiện pháp luật cho nhân dân, hướng dẫn nhân dân đấu tranh bảo vệ pháp luật, tăng cường pháp chế. Đồng thời, Người yêu cầu các cơ quan nhà nước phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật và đòi hỏi mọi cơ quan, tổ chức và viên chức nhà nước phải có tinh thần trách nhiệm làm trịn nghĩa vụ và bổn phận trước cuộc sống của nhân dân.

Bốn là, Nhà nước có đủ phẩm chất và năng lực.

Một phần của tài liệu NCKH tư TƯỞNG HCM về dân chủ, nội dung và giá trị (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w