5. Kết cấu khóa luận
3.2. Quan điểm vể mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và
3.2.1. Tăng hạn mức cho vay đối với đối tượng hộ sản xuất
Theo quy định hiện hành, nếu hộ sản xuất khơng vay vốn với tư cách doanh nghiệp thì sẽ vay vốn với tư cách cá nhân. Thường ở các ngân hàng, hạn mức cho vay đối với khách hàng cá nhân thấp, mà nhu cầu vốn của nhiều hộ sản xuất cần lại lớn hơn hạn mức đó. Vì thế, để hỗ trợ vốn cho hộ sản xuất và tăng lợi thế cạnh tranh thì NHNo&PTNT cần tăng hạn mức lên mức phù hợp để tạo điều kiện và thu hút các hộ sản xuất tiếp cận với các sản phẩm vay của ngân hàng.
3.2.2. Duy trì quan hệ với các hộ sản xuất thân thiết của ngân hàng, đồngthời thu hút lượng khách hàng mới. thời thu hút lượng khách hàng mới.
Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng vay vốn là quan hệ hai chiều chặt chẽ. Ngân hàng hỗ trợ về vốn để sản xuất kinh doanh cho khách hàng và ngược lại, khách hàng vay vốn đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Vì vậy, chính sách đối với khách hàng vay vốn là trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Đối với ngân hàng, thiết lập được mối quan hệ lâu dài với hộ sản xuất sẽ đem lại lợi ích. Biết được nhu cầu vay thực tế cũng như chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ để có hình thức tài trợ thích hợp, đáp ứng nhu cầu vốn. Giảm chi phí điều tra về khách hàng trước khi ra quyết định cho vay vì thơng tin khách hàng đã được lưu trữ tại ngân hàng. Bảo đảm an toàn vốn vay và chất lượng
tín dụng món vay vì những khách hàng có quan hệ lâu dài thường kinh doanh có hiệu quả và ý thức trả nợ ngân hàng tố. Từ đó tạo nguồn thu ổn định, vững chắc cho Ngân hàng.
Tùy từng đối tượng hộ vay, ngân hàng có những chính sách thích hợp. Đối với khách hàng vay vốn lần đầu, nhân viên ngân hàng phải xóa bỏ tâm lý e ngại ban đầu thông qua sự chủ động giúp đỡ họ giải quyết vướng mắc về thủ tục cho vay, cách thức giải ngân, thu lãi và nợ gốc. Lắng nghe nhu cầu vay vốn của khách hàng và nhiệt tình tư vấn cho họ gói vay phù hợp với nhu cầu. Tiến hành giải ngân nhanh chóng sau khi xét duyệt cho vay để tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp về hình ảnh của ngân hàng. Đối với khách hàng đã quan hệ từ trước có tín nhiệm, ngân hàng có thể ưu đãi về lãi suất cho vay, giảm bớt điều kiện vay vốn…. Mặt khác, trong q trình kinh doanh nếu khách hàng gặp khó khăn chưa trả được nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh.
3.2.3. Đa dạng hóa các loại hình cho vay, phương thức cho vay
Đa dạng hóa các loại hình cho vay, phương thức cho vay, mạnh dạn áp dụng các phương thức cho vay mới khi có điều kiện. Hiện nay ngân hàng chủ yếu cho vay theo phương thức từng lấn. Phương thức này thích hợp với hộ vay vốn không thường xuyên sản xuất theo mùa vụ, chu chuyển vốn chậm. Do thủ tục vay vốn cịn phức tạp, cần nhiều giấy tờ gây khó khăn cho khách hàng thường xuyên. Đối với những khách hàng có vịng quay vốn thường xun và q trình vay trả sịng phẳng, có tín nhiệm trong quan hệ giao dịch, ngân hàng có thể cho vay theo hạn mức tín dụng. Phương thức này cho phép khách hàng có thể duy trì một hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi hạn mức tín dụng và thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mỗi lần rút vốn cho vay khách hàng chỉ phải lập giấy nhận nợ tiền vay kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng cho vay, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí quản lý hồ sơ của ngân hàng.
3.2.4. Tăng cường áp dụng các biện pháp phân tích kỹ thuật, tài chính tronghoạt động thẩm định phương án sản xuất hoạt động thẩm định phương án sản xuất
Xuất phát từ những chính sách khuyến khích cho vay phát triển nơng nghiệp, nông thôn, tiểu thủ công nghiệp của Đảng và Nhà nước, các chi nhánh của NHNo&PTNT đang giành phần lớn dư nợ cho hộ sản xuất. Nhưng khơng có nghĩa là hộ sản xuất muốn vay và vay bao nhiêu cũng được, điều đó cịn tùy thuộc vào mục đích hay phương án kinh doanh của hộ sản xuất. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ xem xét, thẩm định hiệu quả, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh để ra quyết định cho vay. Q trình thẩm định địi hỏi cán bộ tín dụng phải thực hiện các quy định thẩm định một cách chính xác và trung thực.
Do các khoản vay của các hộ nhỏ, quy mô sản xuất không lớn nên các bộ tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Đơng Triều khi tiến hành thẩm định phương án sản xuất kinh doanh thường bỏ qua khâu phân tích kỹ thuật, tài chính liên quan đến đánh giá khả năng sinh lời của phương án. Đảm bảo kĩ thuật cho một dự án, phương án sản xuất kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng. Quá trình nghiên cứu phương án kinh doanh trong điều kiện nhất định về vốn, thị trường, điều kiện xã hội cho phép lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp, cách thức sản xuất kinh doanh hiệu quả thỏa mãn yêu cầu kinh tế kỹ thuật đồng thời tránh gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh, thuận lợi cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Phân tích kĩ thuật là tiền đề cho phân tích kinh tế - tài chính của phương án sản xuất kinh doanh. Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật phải được loại bỏ tránh những tổn thất trong quá trình đầu tư. Tùy vào quy mơ, mục đích phương án sản xuất kinh doanh ngân hàng sẽ lựa chọn những yếu tố phù hợp để phân tích kỹ thuật tránh gây lãng phí ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.
3.2.5. Giám sát hoạt động kinh doanh của hộ sản xuất vay vốn nhằm pháthiện và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra hiện và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra
Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ các hoạt động sau một cách hợp lý:
- Kiểm tra thường xuyên, bất chợt tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của các hộ vay vốn.
- Kiểm tra tài sản thể chấp theo giá trị hiện tại và giá trị khi đánh giá trong quá trình thẩm định trước khi vay.
- Theo dõi tình hình, xu hướng vận động và phát triển của các ngành nghề, giá cả thị trường để có biện pháp điều chỉnh quy mô, lãi suất và thời gian cho vay hộ sản xuất phù hợp với ngành nghề kinh doanh mà hộ tham gia.
- Thường xuyên thu thập xác minh các thơng tin từ các nguồn khác có thể ảnh hưởng đến khách hàng vay và quá trình trả nợ của khách hàng.
Qua cơng tác giám sát, các cán bộ tín dụng có thể nắm bắt được tình hình tài chính cũng như sự biến động của các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch hỗ trợ khách hàng giúp khách hàng vượt qua khó khăn trước mắt và có điều kiện thực hiện đúng nghĩa vụ với ngân hàng.
3.2.6. Lập kế hoạch thu hút khách hàng
Để thu hút khách hàng đến ngân hàng giao dịch nên thường xuyên tuyên truyền trên các truyền thông thông tin đại chúng về các thủ tục xin vay, cách thức lập dự án đến từng ngành nghề, xã huyện. Đồng thời qua thông tin tuyên truyền, chi nhánh giới thiệu được các sản phẩm dịch vụ của mình, các chính sách ưu đãi, phong cách giao dịch của ngân hàng đối với người gửi cũng như người vay tạo tâm lý hiểu biết lẫn nhau và thoải mái trong giao dịch khi đến ngân hàng. Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT đã chú trọng đến công tác này nhưng hiệu quả thu được vẫn chưa cao vì chưa tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên đến người dân. Đặc biệt hiện nay khi thông tư 39 ban hành gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng hộ thì ngân hàng càng nên đẩy mạnh hoạt động này để khách hàng hiểu rõ được vấn đề, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng.
3.2.7. Các biện pháp về nguồn vốn huy động trên địa bàn
Để mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất thì trước hết phải tạo lập được một nguồn vốn vững chắc. Ngoài huy động vốn trên địa bàn chi nhánh cần chủ động huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế khác, đảm bảo gia tăng mọi nguồn vốn, với phương châm giảm chi phí đầu vào của lãi suất, đảm bảo đủ nguồn
vốn để tăng trưởng tín dụng, nhất là tín dụng hộ sản xuất hiện nay, để kinh doanh mang lại lợi nhuận tối đa cho NHNo&PTNT chi nhánh Đông Triều.